Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba nghệ nhân, ba câu chuyện về gìn giữ di sản văn hóa DTTS

Thanh Thuận - 05:17, 20/11/2023

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, có rất nhiều nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản...luôn thầm lặng, mải miết với công việc sưu tầm, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đồng thời họ còn trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, truyền dạy cho con cháu, người trẻ tuổi ở địa phương, với mong muốn lớp trẻ kế thừa việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng, vun đắp.

Nghệ nhân Vàng Thị Mai tại gian hàng trưng bày sản phẩm dệt thủ công Lùng Tám trong một triển lãm.
Nghệ nhân Vàng Thị Mai tại gian hàng trưng bày sản phẩm dệt thủ công Lùng Tám trong một triển lãm.

Bảo tồn nghề dệt nơi địa đầu Tổ quốc

Nơi cực Bắc Tổ quốc Hà Giang, nghệ nhân Vàng Thị Mai, dân tộc Mông được nhiều người biết và nhắc đến, bởi bà là một trong những người có công hồi sinh, bảo tồn nguyên vẹn nghề dệt lanh Lùng Tám ở huyện Quản Bạ. 

Bà Mai biết dệt lanh, thêu thùa từ năm 13 tuổi. Lớn lên chứng kiến, ngành công nghiệp may phát triển, quần áo may sẵn tràn ngập các bản làng. Những chiếc váy, áo sặc sỡ của phụ nữ Mông cứ thưa dần trong những buổi chợ phiên, trên nương rẫy nên ghề dệt thổ cẩm của người Mông cũng theo đó mai một dần. Bà Mai đã có rất nhiều suy nghĩ, phải làm một việc gì đó, để giữ lại cái nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với người Mông, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Năm 1998, bà Mai cùng chồng là ông Sùng Mí Quả, đã đứng ra vận động bà con trong xã góp vốn xây dựng Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Hợp Tiến. Bên cạnh đó, bà còn đi khắp bản làng để vận động chị em dân tộc Mông tham gia vào HTX. 

 Điểm nhấn của những sản phẩm, là kỹ thuật trồng lanh và chất liệu vải lanh Lùng Tám được làm theo phương pháp thủ công. Đặc biệt, là những đường nét hoa văn được khắc họa trên những đường thêu ẩn chứa ý nghĩa. Do đó, sản phẩm vải lanh Lùng Tám của HTX đã có cơ hội được giới thiệu, trưng bày tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tổ chức tại Việt Nam vào năm 2015; và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 1/2016. 

Được biết, năm 2001 khi hợp tác xã dệt lanh ra đời, ban đầu chỉ có 10 người, sau phát triển đến hơn 100 nhân khẩu, sản xuất đa dạng sản phẩm như vải may mặc, quần áo, túi xách tay, khăn, gối, ví các loại… được dệt, thêu từ chất liệu cây lanh địa phương với những nét hoa văn truyền thống. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm lanh Lùng Tám đã theo chân du khách đến khắp mọi miền đất nước và đã được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia, không chỉ đem lại thu nhập, mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Mông nơi địa đầu Tổ quốc.

 Bà Vàng Thị Mai tâm sự: "Thổ cẩm là báu vật của Lùng Tám, khắp vùng cao Hà Giang, chỗ nào người Mông sinh sống, ở đó có thổ cẩm, nhưng để sản phẩm thổ cẩm được gìn giữ, phát huy và tỏa sáng, thì hiện chỉ duy nhất ở Lùng Tám làm được".

Nghệ nhân Vàng Thị Mai thao tác bên khung dệt lanh tại HTX Hợp Tiến, Quản Bạ, Hà Giang.
Nghệ nhân Vàng Thị Mai thao tác bên khung dệt lanh tại HTX Hợp Tiến, Quản Bạ, Hà Giang.

Để nghề dệt lanh Lùng Tám hồi sinh, bảo tồn nguyên vẹn như ngày nay, có thể nói công lao rất lớn là của nghệ nhân Vàng Thị Mai. Suốt nhiều năm qua, bà đã dành tâm huyết, trí tuệ của mình không ngừng bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho nhiều phụ nữ Mông nơi "cổng trời" Quản Bạ.

Giữ điệu khèn bè nơi biên cương xứ Thanh

Vượt quãng đường xa, có những chỗ đường toàn ổ gà xóc nảy, chúng tôi cũng đến được bản Xắng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, nơi sinh sống của nghệ nhân Lương Văn Thêm. Bản Xắng là nơi cư ngụ của phần lớn người dân tộc Thái (chiếm 98%). Hiện nay nghệ nhân Lương Văn Thêm là một trong những người hiếm hoi của bản, của xã biết chế tác khèn bè, tâm huyết truyền dạy người trẻ kế tục điệu khèn bè và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

Nghệ nhân Lương Văn Thêm sinh năm 1952, ngay từ nhỏ, chứng kiến bàn tay khéo léo của người cha chế tác ra những chiếc khèn bè đã thôi thúc ông phải tiếp tục kế thừa và lưu giữ cách chế tác khèn. 

Năm ông 16 tuổi, với lòng đam mê văn hóa dân tộc, ông được bố truyền cho nghề làm khèn bè. Sau đó một năm, ông Thêm xung phong đi bộ đội. Đến năm 1977 xuất ngũ, ông trở về quê hương công tác trong nhiều vai trò khác nhau, nhưng vẫn gắn bó với nghề làm khèn bè đến tận bây giờ.

Chiếc khèn của người Thái có nhiều nét khác biệt so với những cây khèn của các dân tộc khác. Làm khèn bè đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kỳ công, hiểu rõ từng ống nứa, lá khèn cũng như sự tinh tường trong thẩm âm.  “Chiếc khèn bè được sử dụng làm nhạc cụ đệm, có thể diễn tả được hầu hết các điệu dân ca, làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái trong những ngày lễ truyền thống, ngày Tết, lễ mừng thọ, mừng nhà mới, cưới xin...; tạo âm hưởng đưa đẩy những điệu xòe, điệu khắp của đồng bào Thái. Bởi vậy, khèn bè luôn có vị trí quan trọng trong đời sống nghệ thuật của người Thái”, ông Thêm bộc bạch.

Ông Lương Văn Thêm thổi khèn bè của người Thái.
Ông Lương Văn Thêm thổi khèn bè của người Thái.

Theo ông Thêm, làm khèn bè Thái với người mới học rất khó. Người học phải mất 2 năm mới có thể làm được khèn. Như ông, dù đã thành thạo cũng phải mất một tuần mới làm xong chiếc khèn. Mỗi khi muốn làm khèn, ông phải lặn lội đến xã Yên Thắng cách bản ông đang sống 18km để có được những đoạn nứa tép ưng ý về chế tác khèn.

Ghi nhận những đóng góp của ông với văn hóa dân tộc, năm 2010, ông Thêm được Nhà nước công nhận là Nghệ nhân Ưu tú. Với tình yêu văn hóa dân tộc Thái, nghệ nhân Lương Văn Thêm vẫn miệt mài gìn giữ nghệ thuật biểu diễn và chế tác khèn bè của người Thái, mong muốn truyền nghề cho lớp con, cháu để tiếng khèn luôn vang lên trên bản Thái nơi biên cương xứ Thanh.

Già làng Hồ Văn Hạnh (ngồi ngoài cùng, bên trái) làm chủ lễ cúng truyền thống của dân tộc Pa Cô.
Già làng Hồ Văn Hạnh (ngồi ngoài cùng, bên trái) làm chủ lễ cúng truyền thống của dân tộc Pa Cô.

Già làng có nhiều đóng góp cho vùng biên A Lưới

Đến với huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp giáp với nước bạn Lào, chúng tôi có dịp gặp gỡ già làng Hồ Văn Hạnh, dân tộc Pa Cô (ở thôn Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới). Ông chỉ là người đảng viên mẫu mực của bản làng mà còn là nghệ nhân say mê sưu tầm, quảng bá những điệu múa, làn điệu dân gian, những nhạc cụ của đồng bào Pa Cô.

Già làng Hồ Văn Hạnh năm nay 76 tuổi, đã có hơn 40 năm tuổi Đảng. Ở địa phương, ông luôn tích cực đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, vận động bà con từ bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa, giúp đồng bào từng bước thoát nghèo, xây dựng quê hương no ấm. Do vậy, ông luôn được tín nhiệm bầu làm Trưởng bản, già làng, Người có uy tín của xã.

Bên cạnh đó, già làng Hồ Văn Hạnh còn được nhìn nhận là nghệ nhân văn hóa dân tộc của huyện A Lưới, Ông đã có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Pa Cô. Trong nhiều năm, ông thường xuyên lặn lội đến từng bản làng gặp gỡ, nói chuyện với những bậc tiền bối, tích cực sưu tầm, lưu giữ những khúc hát, các điệu múa cổ của cha ông. Không những sử dụng điêu luyện các loại nhạc cụ dân tộc, già làng Hồ Văn Hạnh còn biết chế tác, sửa chữa và thẩm âm cho tất cả các loại nhạc cụ của người Pa Cô như Câr dóc Adoll, A bel, khèn, sáo.

Từ năm 2016 đến năm 2018, già làng Hồ Văn Hạnh được mời đến sinh sống tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) để bảo tồn, giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc Pa Cô đến du khách trong và ngoài nước. Tại đây, với tính cách vui vẻ, hòa đồng, già Hạnh được bầu làm Trưởng ban Đoàn kết cộng đồng của Làng dân tộc Tà Ôi, Pa Cô. 

Với trách nhiệm của mình, già làng Hồ Văn Hạnh cùng đồng bào trong Làng đã tái hiện các lễ hội văn hóa dân tộc gắn với không gian sống của đồng bào, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc Tà Ôi, Pa Cô đến với khách du lịch thăm Làng.

Khi trở về quê hương, già làng Hồ Văn Hạnh tiếp tục vận động bà con duy trì các câu lạc bộ, đội văn nghệ trong thôn, tổ chức dạy 2 đội văn nghệ của xã học các điệu múa cổ, làn điệu dân gian để phục vụ các lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu... Đặc biệt, với sự hiểu biết của mình, nghệ nhân Hồ Văn Hạnh còn vận động bà con phát triển nghề đan lát, thổ cẩm truyền thống làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch, giúp bà con có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Ngoài những tấm gương nêu trên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi còn có rất nhiều  nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản...vẫn luôn thầm lặng, mải miết với công việc sưu tầm, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình; đồng thời họ còn trực tiếp truyền dạy cho con cháu, người trẻ tuổi ở địa phương hiểu và kế thừa việc giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng, vun đắp qua các giai đoạn lịch sử.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.