Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Âm nhạc của dân tộc Chăm - Bản sắc và sự giao thoa

Lê Vũ - Trần Linh - 15:45, 01/11/2023

Văn hóa Chăm là một mảng khá đậm trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó, âm nhạc là một phần rất quan trọng. Không chỉ lời ca, tiếng hát mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, các nhạc cụ truyền thống đa dạng còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.

Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống lễ hội của đồng bào Chăm
Âm nhạc luôn gắn liền với lễ hội của đồng bào Chăm

Cũng giống như các dân tộc anh em khác của đất nước ta, đối với đồng bào Chăm, âm nhạc luôn gắn liền đời sống, gắn liền với rất nhiều sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, đa số mọi người khi nghe nói đến âm nhạc Chăm lại thường nghĩ ngay đến nhạc lễ, vì đây là loại hình phổ biến hơn cả.

Không thể phủ nhận, đằng sau mỗi nét nhạc rộn rã, mỗi điệu múa uyển chuyển trong các dịp lễ hội hàm chứa đời sống tâm linh phong phú của đồng bào Chăm

Thầy Cả Chuẩn, sống ở thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) – một chức sắc tôn giáo Chăm Bàlamôn, chuyên là chủ lễ các nghi lễ cho biết: “Mỗi vị thần hay mỗi loại lễ bái, cúng tế đều có những bài hát hoặc những điệu nhạc phụ trợ riêng. Nhạc cụ cũng vậy, ở mỗi lễ hội sẽ có những nhạc cụ được dùng như “chỉ huy”, chẳng hạn trong lễ cúng cầu an, thì chỉ có thầy Cả mới đánh trống Paranưng, và trống Paranưng phải đánh trước, những trống khác mới đánh sau…”

Trống Baranưng, trống Ginăng, kèn Saranai những nhạc cụ nổi tiếng của đồng bào Chăm luôn hiện hữu trong các lễ hội lớn nhỏ
Trống Paranưng, trống Ginăng, kèn Saranai những nhạc cụ nổi tiếng của đồng bào Chăm luôn hiện hữu trong các lễ hội lớn nhỏ

Nhắc đến âm nhạc dùng trong lễ hội của người Chăm, thì không thể không nhắc đến các loại nhạc cụ đặc trưng, đã trở nên rất nổi tiếng thông qua chính các tác phẩm âm nhạc, thơ văn như: trống Paranưng, trống Ginăng hay kèn Saranai.

Theo nhạc sĩ Lê Hưng Tiến (tỉnh Ninh Thuận), người đã dành nhiều tâm huyết để sưu tầm, nghiên cứu về âm nhạc dân gian Chăm cho biết: Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm rất phong phú nhưng cơ bản có thể chia ra ba thể loại chính là bộ gõ, bộ hơi, và bộ dây. Tiêu biểu nhất cho bộ gõ, là trống trống Paranưng, trống Ginang là những nhạc cụ đóng vai trò rất quan trọng trong các buổi tế lễ. Bộ hơi thì có kèn Saranai cũng là nhạc cụ có mặt trong hầu hết các lễ dân gian. 

Nhìn chung ngoài vài loại nhạc cụ đặc thù, bên cạnh đó, còn có nhiều nhạc cụ được ra đời từ sự giao thoa văn hoá đa dạng, chẳng hạn trống Hagar Paong (trống lớn) tương tự như trống chầu của người Kinh, Ceng là một loại nhạc cụ bằng đồng tương tự như cồng của nhiều dân tộc ở khu vực Tây Nguyên, hay như đàn Kanyi thuộc bộ dây có cấu tạo tương tự đàn Nhị. 

Nghệ nhân Sầm Văn Minh (69 tuổi, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) đang say sưa với nhịp trống Ghinăng
Nghệ nhân Sầm Văn Minh (69 tuổi, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) đang say sưa với nhịp trống Ghinăng

Bên cạnh nhạc cụ, dân ca Chăm cũng là một cánh đồng trù phú với rất nhiều thể loại từ hát ân tình, hát đối đáp, hò xay lúa, giã gạo, hát đố, hát táng ca (ru hồn người mất trước khi mang thiêu)… Tuy nhiên, điều dễ cảm nhận nhất ở dân ca Chăm chính là tính trong sáng, sôi nổi và trữ tình. Giai điệu thư thái, buông lơi tha thiết làm người nghe dễ liên tưởng đến những điệu lý ở khu vực miền Trung như lý Hoài Nam, lý con sáo, lý thiên thai… hay thoang thoảng “mùi” vọng cổ Nam bộ với các điệu hò mái nhì, hò mái đẩy…

Nghệ sĩ Bá Sinh Tý, phụ trách Ban Nhạc dân gian Chăm tại tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết, Bình Thuận) chia sẻ: Kho tàng âm nhạc dân gian Chăm rất phong phú, tùy vào tính chất của lễ hội hoặc mục đích trình diễn sẽ có những ca khúc khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay để dễ tiếp cận người nghe, là đồng bào các dân tộc anh em khác và du khách, thì đã có nhiều bản nhạc dân ca Chăm được dịch hoặc viết sang lời Việt. 

"Đã có những ca khúc được các nhạc sĩ sáng tác mới, dựa trên nền tản dân ca, hoặc mang âm hưởng… đó cũng là xu hướng phát triển tất yếu của văn hóa trong thời hiện đại”, Nghệ sĩ Bá Sinh Tý cho biết thêm.

Nghệ sĩ Bá Sinh Tý người có gần 15 năm gắn bó với Ban nhạc dân gian chăm, biểu diễn phục vụ du khách dưới chân tháp Pô Sah Inư
Nghệ sĩ Bá Sinh Tý người có gần 15 năm gắn bó với Ban nhạc dân gian Chăm, biểu diễn phục vụ du khách dưới chân tháp Pô Sah Inư

Cố nhạc sĩ Phạm Duy trong một khảo cứu của mình, đã từng nhận định đặc tính nhạc ngữ của người Chăm, có yếu tố kết hợp giữa những âm giai của hệ thống ngũ cung của âm nhạc miền Bắc, với giai điệu hát bài Chòi ở miền Trung và cả giai điệu Nam giọng oán của dân ca miền Nam. Như vậy, đã có rất nhiều điểm gặp gỡ trong lĩnh vực âm nhạc của đồng bào Chăm và các dân tộc anh em khác trải dài từ miền Trung xuống đến phía Nam. Đó là kết quả của sự giao lưu, bồi đắp văn hoá một cách tự nhiên, tự nguyện giữa các dân tộc thông qua chiều dài lịch sử từ lâu đời cho đến hôm nay.

Tuy nhiên, cũng như nhiều dân tộc anh em trên đất nước ta, việc phát triển hiện đại cuộc sống cùng với sự du nhập văn hoá thông qua các loại hình công nghệ, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có âm nhạc mặc dù đã được chính phủ, các cấp, các ngành quan tâm, đưa ra nhiều giải phá,  nhưng dường như vẫn còn đó khá nhiều khoảng trống của sự kế thừa. Nếu không có giải pháp căn cơ và nhanh chóng trong việc bảo tồn và phát huy, thì di sản âm nhạc dân tộc Chăm dễ bị mai một. 

Nghệ nhân Lỗ Phú Bảo (áo đỏ, gõ trống Paranưng), năm nay đã 75 tuổi, luôn đau đau về lớp trẻ kế thừa âm nhạc dân tộc Chăm
Nghệ nhân Lỗ Phú Bảo (áo đỏ, gõ trống Paranưng), năm nay đã 75 tuổi, luôn đau đau về lớp trẻ kế thừa âm nhạc dân tộc Chăm

Các thế hệ nghệ nhân biết làm nhạc cụ, thuộc các bài bản âm nhạc cổ truyền, biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống thì ngày càng lớn tuổi, mà khó tìm được người tâm huyết để trao truyền. Như những trăn trở của nghệ nhân Lỗ Phú Bảo, 75 tuổi ở tỉnh Ninh Thuận: “Chúng tôi mong muốn rồi đây đứng vỗ trống, hát ca dưới chân tháp ngoài chúng tôi, sẽ có nhiều bạn trẻ. Chỉ sợ các em không chịu học, không chịu kế thừa, chứ chúng tôi luôn sẵn sàng truyền thụ, bằng tất cả tâm huyết của mình”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.