Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

30 năm mơ một nhịp cầu...

Phạm Việt Thắng - 09:57, 20/03/2023

Dòng suối Cướm ôm trọn vùng đất Na Mô, tạo cho bản này một khung cảnh rất thơ mộng. Có lẽ thế nên bản mới có tên là bản Cướm. “Giá mà quanh năm nước cứ hiền hòa chảy như thế thì chẳng nói làm chi, nhưng khi suối Cướm nổi giận thì cuốn phăng tất cả. Ta chỉ mong được một lần đi trên chiếc cầu như lời hứa của cán bộ định canh định cư cách nay 30 năm”, lời gan ruột ấy là của ông Lộc Văn Cảnh ở bản Cướm, xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An).

Chủ tịch UBND xã Diên Lãm Nguyễn Văn Dũng xót xa nói về cây cầu tạm tiềm ẩn nhiều hiểm nguy
Chủ tịch UBND xã Diên Lãm Nguyễn Văn Dũng xót xa nói về cây cầu tạm, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

Giấc mộng 30 năm

Tôi nói với anh bạn đi cùng rằng, có lẽ đây là giấc mơ dài nhất trên đời. Mà đúng thôi, một bản làng đẹp đẽ nên thơ đến thế, bà con có quyền mơ, có quyền đòi hỏi một cây cầu để đi lại an toàn trong mùa mưa lũ. 

Như lời bà Lô Thị Nhất, ta chỉ ước trước khi nhắm mắt được nhìn thấy cây cầu bắc qua suối Cướm, kể cả đang dở dang cũng được. Bà níu lấy chúng tôi, kể bao nhiêu là chuyên khốn khổ mỗi khi mùa mưa lũ đến. “Đã có hai người bị lũ cuốn trôi rồi đấy. Tội nghiệp hai ông ấy, nước về nhanh quá, không kịp sang bờ, thế là bị cuốn trôi mất”, bà Nhất xót xa kể.

Bà Lô Thị Nhất: “Ta chỉ ước được nhìn thấy cây cầu bắc qua suối Cướm trước khi nhắm mắt”
Bà Lô Thị Nhất: “Ta chỉ ước được nhìn thấy cây cầu bắc qua suối Cướm trước khi nhắm mắt”

Nghe nói chuyện cầu, bà con đứng cả ra hiên nhà để có vài lời đề nghị. Ông Lô Văn Long - Trưởng bản Cướm rơm rớm nhớ lại: Hai người đàn ông lực lưỡng lắm, là Cả Thạch và Không Độ, đã không kịp lên bờ khi lũ bất ngờ đổ về, họ chết thảm quá.

Đoạn ông kể về “lịch sử” của bản Cướm. Hơn 30 năm trước, thực hiện chủ trương định canh định cư, bản Cướm được thành lập để đón dân từ nơi khác về. Bản làng đẹp đẽ là thế nhưng khổ nỗi mỗi mùa mưa lũ là bị chia cắt hoàn toàn. 175 hộ dân coi như bị “giam lỏng”, nội bất xuất ngoại bất nhập. Cơn lũ năm 2017 lớn lắm, căn nhà của bà Quang Thị Miết chỉ trong chốc lát đã bị cuốn trôi hoàn toàn.

Trưởng Bản Cướm – ông Lương Văn Long kể về cái chết của hai người đàn ông lực lưỡng
Trưởng Bản Cướm - ông Lương Văn Long kể về cái chết của hai người đàn ông lực lưỡng

Cũng lời ông Long, lo nhất là các cháu học sinh. Mùa mưa đến phải nghỉ học dài ngày, không nhà nào dám cho con đến trường, bởi ai dám chắc lũ sẽ không về. Mà cũng tội nghiệp cả các thầy, cô giáo nữa. Đến mùa mưa lũ, nhà trường lại phân công họ thay nhau túc trực, chừng nào tất cả 62 học trò qua suối an toàn mới được ra về.

Xót xa thật, nhưng xót xa hơn là lời tâm tình của cháu Lục Thị Thảo Nguyên, học sinh lớp 9B, Trường THCS Hoàn Lãm: “Mùa mưa chúng cháu sợ lắm, không đám đến trường, phải nghỉ dài ngày nên không theo kịp chương trình. Rồi thóc lúa, hoa màu có khi đang trên đường về nhà, qua suối, không may là bị cuốn trôi hết. Tội nghiệp bố mẹ, dân bản lắm ạ”.

Cây cầu tạm bắc qua suối Cướm, một năm ít nhất hai lần bị nước lũ cuốn trôi
Cây cầu tạm bắc qua suối Cướm, một năm ít nhất hai lần bị nước lũ cuốn trôi

Một năm mấy bận xây cầu

Ông Lộc Văn Cảnh, hớt hải chạy từ rẫy về nhà, kịp gặp nhà báo để trình bày đôi điều. Ông nói trong hơi thở dốc: Hơn 30 năm trước, gia đình tôi đã đến bản Cướm để định cư. Hồi đó, nghe và tin cán bộ nên ai cũng hồ hởi rời nơi ở cũ về đây. Tôi nhớ rất rõ, cán bộ định canh định cư nói như đinh đóng cột, sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhất là ưu tiên xây cầu bê tông bắc qua suối Cướm trong thời gian sớm nhất.

 “Thế mà đã hơn 30 năm rồi, lời hứa của cán bộ năm xưa vẫn chưa thành hiện thực”, ông Cảnh buồn bã nói.

Còn ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Diên Lãm thì thở dài: Từ khi có người bị nước lũ cuốn, bà con đã tự đóng tiền để làm cầu tạm qua lại. Cầu được “thiết kế” 6 nhịp. “Trụ cầu” được vanh bằng nứa, đóng cọc xung quanh để cố định, sau đó xếp đá đầy vào vanh, thế là thành trụ. Còn mặt cầu thì được ghép bằng ván gỗ, thứ mà người ta dùng để làm cốt pha. Khổ là, ít nhất mỗi năm hai lần, cầu bị nước lũ cuốn trôi, có năm bị trôi liên tục. Bà con lại hè nhau đóng tiền để làm lại cầu. Mỗi lần bị nước cuốn, xã lại phải ký giấy để xin Kiểm lâm cho chặt gỗ làm cầu. Câu hỏi của cán bộ xã với Trưởng bản Cướm, thường là: “Mới ký đó mà, lại ký nữa à”.

Trưởng bản Lương Văn Long xác nhận, đúng rồi, mỗi lần làm lại cầu, mỗi hộ phải đóng 100.000 đồng, chưa kể bao nhiêu là công sức của bà con.

Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn, bởi sự xuất hiện của cụ Lô Thị Lợi. Cụ chỉ cây gậy sang bên kia sông mà rằng: “Ta năm ni gần 90 tuổi rồi, không mong ước chi nữa, chỉ mong có được cây cầu chắc chắn để con nít đi học đỡ nguy hiểm. Nhà ở bên ni nhưng ruộng nương lại ở bên tê sông, mùa mưa con cháu muốn đi làm cũng chịu, hoa màu không đưa về kịp, bị hư hại hết”.

Nhìn gương mặt nhăn nheo, đôi chân run run của cụ Lợi, tôi ước gì mình có một thứ quyền năng nào đó. Chao ôi, 30 năm chờ đợi một cây cầu, quả là giấc mơ miên trường của người bản Cướm.

Cháu Lục Thị Thảo Nguyên: “Bác ơi, bác có cách chi xin cho bản của cháu cây cầu…”...
Cháu Lục Thị Thảo Nguyên: “Bác ơi, bác có cách chi xin cho bản của cháu cây cầu…”...

Và tôi đã lặng người trước câu hỏi của cháu Lục Thị Thảo Nguyên: Bác ơi, bác có cách chi xin cho bản Cướm của cháu cây cầu không?

“Bác có cách chi không”, lời năn nỉ rất đỗi hồn nhiên và cũng đầy ray rứt của Thảo Nguyên cứ văng vẳng bên tai tôi, cho đến mãi hôm nay!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 4 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...