Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

30 năm đỏ lửa giữ nghề

L.Minh (t/h) - 17:09, 13/09/2021

Không muốn những tâm huyết cả đời của ông nội và người cha quá cố bị lãng quên và muốn làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm luôn được gìn giữ, ông Nguyễn Trọng Hà (SN 1974), ở Tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề rèn suốt 30 năm qua.

Suốt hơn 30 năm qua, ông Hà đã nguyện gắn bó cả đời mình với nghề rèn
Suốt hơn 30 năm qua, ông Hà đã nguyện gắn bó cả đời mình với nghề rèn

Sinh ra và lớn lên ở làng rèn Trung Lương, từ bé ông Nguyễn Trọng Hà đã tiếp xúc với sắt, với dao, búa... Âm thanh quen thuộc hằng ngày mà ông được nghe là tiếng đe, tiếng búa. Ký ức về làng nghề hàng trăm tuổi trong ông hiển hiện qua từng câu chuyện kể sinh động của ông nội và cha.

"Cha tôi kể, ngày xưa ông nội phải mang rượu đến xin học nghề ở những người thợ giỏi trong làng. Tôi biết ông tôi, cha tôi và những lớp người đi trước đã luôn đau đáu với khát vọng gìn giữ làng nghề. Được cha “cầm tay chỉ việc”, truyền lại các bí quyết làm nghề, tôi đã nguyện gắn bó cả đời mình với nghề này", ông Hà chia sẻ.

Năm 1991, sau khi tốt nghiệp THPT, ông Hà quyết định lập nghiệp với nghề truyền thống mà gia đình đã dày công gây dựng. Sản phẩm của làng rèn Trung Lương chủ yếu phục vụ sinh hoạt, thoạt nhìn tưởng giản đơn, song để đạt đến độ tinh xảo không phải chuyện dễ. Người thợ có lành nghề hay không, được phản chiếu qua thước đo chất lượng của từng sản phẩm.

Ban đầu, ông vừa học vừa làm, được truyền kinh nghiệm từ các bậc tiền bối nên trình độ tay nghề khá lên từng ngày. Dần dần ông tự tin hơn với nghề, từng đường đe, đường búa cũng chính xác hơn. Rồi cũng đến lúc thoạt nhìn qua những tấm sắt vụn thô sơ ông có thể định hình ngay mình sẽ “vẽ” sản phẩm như thế nào cho phù hợp.

Từ khi sánh duyên, bà đã trở thành “cánh tay đắc lực”, cùng ông "xây dựng cơ đồ"
Từ khi sánh duyên, bà đã trở thành “cánh tay đắc lực”, cùng ông "xây dựng cơ đồ"

Rèn là công việc vất vả, đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự bền bỉ. Công việc đặc thù trong khi thu nhập không cao, nên nhiều trai làng đã từ bỏ nghề truyền thống của cha ông. Còn ông, chính niềm đam mê và mong muốn làng nghề không bị mai một đã giúp bản thân trụ vững đến hôm nay.

Vợ ông, bà Đinh Thị Huyền Thanh cũng là người con của làng rèn. Tuy gia đình không làm rèn, nhưng tuổi thơ cũng đã quen với ánh lửa rèn của chú, của anh. Từ khi sánh duyên, bà đã trở thành “cánh tay đắc lực”, cùng ông xây dựng cơ đồ.

Sau khi ông định hình sản phẩm, vợ ông có thể mài rồi liếc lại cho cân thép, với các thao tác thành thục. Nhờ vậy, các công đoạn hoàn thiện sản phẩm sẽ nhanh chóng hơn. Ngoài hỗ trợ của ông trong sản xuất, vợ ông cũng là người “hiến kế” để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Cũng như bao hộ làm nghề trong làng, trước đây chủ yếu sản xuất thủ công, nhưng rồi ông nhận ra rằng nếu muốn phát triển theo hướng hàng hóa, thì buộc phải đầu tư. "Năm 2004, tôi vay mượn và chi trên 150 triệu đồng mua máy cắt sắt, máy đập, máy khoan, máy hàn, máy tiện... Tôi thuộc tốp người tiên phong ứng dụng máy móc vào sản xuất ở làng rèn Trung Lương lúc bấy giờ", ông Hà cho biết.

Ông Hà đưa cơ giới vào sản xuất, giải phóng được sức lao động
Ông Hà đưa cơ giới vào sản xuất, giải phóng được sức lao động

Đưa cơ giới vào sản xuất, ông đã giải phóng được sức lao động, trong khi năng suất công việc tăng gấp 2 - 3 lần. Cũng từ đó vợ chồng ông có sự tích góp để thực hiện những dự định đầu tư dài hơi hơn. Máy móc hoạt động 5 - 6 năm, ông lại thay dần thiết bị mới để tiệm cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại.

Theo ông Hà, làm rèn khó mà dễ, dễ mà khó. Là trai Trung Lương, hầu như ai cũng biết rèn nhưng để trở thành người thợ lành nghề, có dấu ấn không phải ai cũng làm được. Thách thức đặt ra là phải đi qua lối mòn, phải linh hoạt, điều chỉnh về kỹ thuật sản xuất, mẫu mã và độ tinh xảo trong từng đường nét, chi tiết. Có như vậy, mới tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm.

Hiện, xưởng của ông sản xuất hàng chục sản phẩm, từ rựa, đăn, tông, mỏ cho đến cuốc, liềm, các loại dao... Tuy nhiên, ông dành phần lớn tâm huyết cho dao, với bộ sưu tập đủ loại từ dao chặt, dao thái, dao lột, dao 2 khâu, dao lợ… Làm dao đòi hỏi sự tỷ mẩn, chính xác trong từng công đoạn, thành phẩm ra đời phải sắc, có độ đằm khi sử dụng.

30 năm trải nghiệm với nghề, ông đã chắt lọc cho mình “cuốn sổ tay” sản xuất dao thái, dao chặt cao cấp. Để có cây dao tốt, người thợ phải trải qua 9 bước từ lựa chọn, phân loại nguyên liệu; rèn vỡ; chẻ sắt, bỏ thép vào và nung kết dính; rèn định hình sản phẩm; làm nguội, định dạng sản phẩm; tôi cứng sản phẩm; mài; làm cán, bôi dầu và đóng gói.

Bộ sản phẩm dao chặt và dao thái cao cấp Thanh Hà của cơ sở sản xuất của gia đình ông Hà đã được chứng nhận Sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2020
Bộ sản phẩm dao chặt và dao thái cao cấp Thanh Hà của cơ sở sản xuất của gia đình ông Hà đã được chứng nhận Sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2020

"Điều khiến bản thân tôi luôn trăn trở, là phải tạo ra dấu ấn trong nghề. Đó cũng là quyết tâm để tôi chinh phục mục tiêu sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tôi hiểu, chỉ khi xây dựng thành công thương hiệu, mới mong mở ra cơ hội để đưa sản phẩm làng nghề Trung Lương vượt qua “lũy tre làng”, ông Hà trăn trở.

Muốn có thương hiệu phải trải qua hành trình dài. Bên cạnh câu chuyện về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá thành, công năng của sản phẩm thì việc bảo đảm môi trường trong quá trình sản xuất cũng cần phải bàn đến. Yếu tố môi trường là vấn đề được chúng tôi quan tâm. Cơ sở đã lắp đặt các tấm cách khí, bụi, âm và phần phế thải được thu gom riêng theo quy định.

Sau nhiều cố gắng, cuối cùng những nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã được đền đáp, khi bộ sản phẩm dao chặt và dao thái cao cấp Thanh Hà của cơ sở sản xuất của gia đình ông đã được chứng nhận Sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020. Càng tự hào hơn, bởi đây là sản phẩm OCOP đầu tiên quy mô hộ cá thể ở làng nghề rèn Trung Lương./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 1 giờ trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).