Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân trên những bản tái định cư

Hoài Dương - 10:44, 04/02/2020

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng hơn 9.000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào DTTS, nhường đất cho dự án Thuỷ điện Lai Châu đang từng bước ổn định, gắn bó với nơi ở mới. Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nỗ lực của người dân, kinh tế - xã hội ở các khu tái định cư đang ngày càng khởi sắc. Đồng bào đang phấn khởi đón một mùa Xuân mới đủ đầy, ấm áp hơn.

Diện mạo mới khu tái định cư bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè (Lai Châu).
Diện mạo mới khu tái định cư bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè (Lai Châu).

Xã Mường Tè, một trong những xã điểm tái định cư Thuỷ điện Lai Châu, hàng trăm ngôi nhà mới kiên cố, khang trang đã được dựng lên. Anh Lò Văn Mum, dân tộc Thái, ở bản Mường Tè, một trong những hộ dân được di dời để nhường đất cho công trình Thuỷ điện Lai Châu chia sẻ: “Chuyển đến nơi ở mới, cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. Đường sá rộng rãi, điện nước đầy đủ thuận lợi hơn cho cuộc sống. Nhiều gia đình mua sắm được tivi, xe máy; trẻ em đuợc học hành trong những ngôi trường mới, khang trang, sạch đẹp nên ai cũng phấn khởi”.

Tương tự, Mường Mô là một xã rất nghèo thuộc huyện Nậm Nhùn. Sau 8 năm di dân tái định cư, nhờ các chính sách hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ sản xuất, trung tâm xã Mường Mô hiện nay đã mang dáng dấp thị trấn vùng cao. Đời sống người dân được nâng lên, không khí tết cũng vì thế mà như đến sớm hơn. Có đường giao thông đi lại thuận lợi, có điện lưới, những điểm trường kiên cố được xây dựng, việc học của con em được chăm lo chu đáo.

Anh Lò Văn Phú, dân tộc Thái, ở bản tái định cư Bản Giảng, xã Mường Mô cho biết: Trước đây, sống tại nơi ở cũ không có điện lưới Quốc gia. Muốn có điện phải tự đi lắp máy phát điện ở suối. Khi mưa lũ máy móc cũng theo đó mà cuốn đi hết. Bây giờ khác rồi. Điện, nước sinh hoạt được Nhà nước hỗ trợ, đưa đến tận nhà. Đường sá đi lại được đầu tư mở rộng nên sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi thuận lợi hơn rất nhiều. Trong bản, nhiều hộ dân đã mua sắm được tivi, xe máy, tủ lạnh, máy nông nghiệp phục vụ sản xuất...

Cuộc sống của gia đình chị Chu Thị Quyên, dân tộc Thái ở bản tái định cư Nậm Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè từng rơi vào cảnh rất khó khăn, thậm chí, có những thời điểm đói ăn. Nay, gia đình chị đã có ngôi nhà kiên cố, có của ăn, của để.

Nét xuân. (Ảnh MH)
Nét xuân. (Ảnh MH)

Chị Quyên nói trong niềm vui: Năm 2014, sau khi được xã vận động tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt. Gia đình chị mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ tổ vay vốn của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Tận dụng đất được cấp theo dự án tái định cư, vợ chồng chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại, tập trung chăn nuôi và nấu rượu, làm đậu phụ bán. Đến nay, gia đình tôi có trên 20 con lợn, hơn 200 con gà, vịt, mỗi năm xuất chuồng hai lứa, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Con cái có điều kiện ăn học đầy đủ, lại có của ăn của để. Tết này, gia đình phấn khởi lắm”.

Tại bản tái định cư Nậm Hài, xã Mường Mô, gia đình chị Điêu Thị Thiện cũng vui hơn khi ngôi nhà kiên cố, rộng rãi, mái lợp tôn với trị giá 200 triệu đồng mới được hoàn thành từ sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua dự án tái định cư thuỷ điện Lai Châu. “Chúng tôi rất vui vì được Nhà nước lo cho chỗ ở ổn định, ngày giáp Tết lại có các đoàn về chúc Tết, tặng quà cho bà con…”, chị Thiện nói trong xúc động.

Niềm vui, sự phấn khởi ấy không chỉ với gia đình chị Quyên, chị Thiện, mà đến với hàng nghìn hộ dân khác trên địa bàn. Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, đến nay các khu tái định cư đã cơ bản hoàn thiện hệ thống điện, đường, trường, trạm cho người dân. Các hộ gia đình từ ngày sống tập trung về khu tái định cư đã có cuộc sống ổn định hơn trước vì được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ làm nhà và phát triển kinh tế. Mùa Xuân đã về với diện mạo vùng quê mới khang trang, phát triển, bà con hân hoan bắt tay vào vụ mùa mới với niềm tin, hi vọng sẽ gặt hái được những thành quả bội thu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Pháp luật - Thiên An - 7 phút trước
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra, chỉ ra hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, cấp phép khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, thanh tra tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại khu công nghiệp (KCN) này.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 11 phút trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 17 phút trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 24 phút trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Xã hội - Thùy Linh - 26 phút trước
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế khó phát triển là do tình trạng lạm dụng rượu bia trong vùng đồng bào vẫn còn xảy ra thường xuyên. Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy. Để thay đổi nhận thức và hành vi của bà con, thời gian qua huyện Minh Hóa đã tăng cường vận động bà con hạn chế rượu bia, truyền thông Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tới đông đảo Nhân dân.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Trang địa phương - Như Tâm - 33 phút trước
Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, Ban Chỉ đạo vừa tổng kết các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2024 mừng Chôl Chnăm Thmây; đồng thời công bố “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2025 sẽ được tổ chức tại xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng.
An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Minh Triết - 35 phút trước
Ngày 17/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của BĐBP tỉnh. Đây cũng là Chi đoàn có các hoạt động thiết thực , giúp đồng bào vùng biên giới hiệu quả. Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh tham dự và chỉ đạo Đại hội
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Du lịch - T.Nhân - 1 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, hứa hẹn sẽ có rất nhiều du khách chọn “Thiên đường biển” Quy Nhơn – Bình Định là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón du khách.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 1 giờ trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.