Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vũ điệu Chămpa

PV - 14:03, 04/09/2019

Trong suốt quá trình lịch sử, người Chămpa đã sáng tạo, xây dựng được nền văn hóa dân gian đặc sắc. Một trong những nét độc đáo đó là điệu múa dâng thần linh thể hiện nét uyển chuyển, khéo léo, linh hoạt của các nghệ nhân, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Chămpa.

Xem trên các tường tháp cổ Mỹ Sơn (Quảng Nam) chúng ta cảm nhận được những vẻ đẹp đến ngỡ ngàng bởi cái uy nghiêm, tĩnh lặng và thần bí quá đỗi lạ lùng của những vũ nữ, vị thần… được khắc trên gạch hoặc đá. Giữa bốn bề u tịch của lòng chảo Mỹ Sơn, những ngôi đền tháp thiêng trầm mặc, gợi bao hoài cảm về thời hào hùng xưa. Những cổ tháp nhuốm màu thời gian, rêu phong nghiêng mình in bóng giữa đêm trăng huyền bí, cô tịch với những vũ điệu huyền bí như đang trình diễn trên tường tháp cổ.

Một điệu múa truyền thống của người Chăm. Một điệu múa truyền thống của người Chăm.

Trong các vũ điệu Chămpa, hầu hết các điệu múa đều mang sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng (các thần linh) và múa cung đình (lễ nghi). Bên cạnh các vũ điệu của thần Siva, nữ thần Uma, nữ thần Apsara… đều là những điệu múa quen thuộc, được thể hiện bởi cá nhân hay tập thể. Múa dân gian Chăm có bốn điệu múa chính là múa quạt, múa đội nước, múa khăn, múa đạp lửa. Sau này những điệu múa trên đã được nâng cao và hình thành nên những điệu múa như Patra, Chaligia. Ngoài ra, người Chămpa còn có những điệu múa sinh hoạt, hội hè. Múa quạt là điệu múa phổ thông mà bất cứ phụ nữ Chămpa nào cũng biết.

Theo thống kê, người Chămpa có tất cả 80 điệu múa và tương ứng với từng điệu múa là 80 vị thần của họ. Đối với người Chămpa, múa rất quan trọng. Múa tạo không khí linh thiêng, vui tươi, sinh động cho lễ hội. Từ lễ hội, họ đã sáng tạo ra những điệu múa dân gian để phục vụ chính mình. Vì thế, múa dân gian phản ánh quá trình sinh hoạt, lao động của người Chămpa.

Các vũ nữ đầu đội mũ chóp nhiều tầng, thân hình uyển chuyển, đôi tay họ vươn lên, quanh bụng quấn sampót nhiều lớp, tà bay uốn lượn, hai chân nhún nhảy, chân phải hơi co lên, chân trái nhún hất về sau. Khi múa tập thể, các vũ nữ chống nhẹ tay phải của họ vào hông mình, tay trái giơ cao, gắn kết lại thành một tư thế thể hiện vẻ đẹp đầy sinh lực. Ở điệu múa cá nhân, người vũ nữ luôn choàng khăn mỏng, hai tay vòng lên đỉnh đầu kéo theo dãi voan, hai chân chùng xuống đất đều, trọng lượng cơ thể dồn vào mũi chân. Màu vàng hay màu hồng là trang phục chính của các vũ nữ Chămpa.

Từ góc nhìn thẩm mỹ, các vũ điệu Chămpa đều phô diễn nét đẹp của cơ thể phụ nữ. Điệu múa Chămpa hấp dẫn khi có sự phụ hoạ của các loại nhạc cụ cổ truyền của người Chămpa như trống ghinăng, paranưng, kèn saranai. Trong ánh lửa bập bùng huyền bí, các “Chăm nữ” uyển chuyển từng động tác “bụng, đùi…” theo tiếng trống, tiếng kèn làm say lòng khán giả.

Có thể nói múa Chămpa là một bộ phân độc đáo trong di sản văn hóa Chămpa. Thời gian qua, loại hình này đã được các cấp, các ngành chức năng quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy đúng mực, phần nào thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của quần chúng. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư đúng mức, các vũ điệu Chămpa ngày càng được phát triển theo hướng lạnh mạnh.

TIÊN SA

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Dù ra mắt vào cuối năm 2023, song tính đến thời điểm hiện tại, sức hút của tour du lịch "Làng cá gỗ - sau ánh hào quang" vẫn chưa hề suy giảm. Về làng Quỳnh Đôi, du khách không chỉ có dịp ghé thăm vùng đất khoa bảng nức tiếng của xứ Nghệ mà còn được lắng nghe giai thoại về con cá gỗ, thấm thía câu chuyện của những người khai ấp lập làng, gian nan đưa thầy về dạy học để duy trì nghiệp đèn sách nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Thể thao - Hoàng Minh - 14:50, 17/04/2024
Dù đã dành lợi thế cực lớn trong trận lượt đi, nhưng Barcelona vẫn để PSG lật ngược thế cờ trong trận lượt về. Thất bại 4-1 ngay trên sân nhà khiến Barcelona đánh mất tấm vé vào vòng Bán kết Cúp C1 châu Âu.
Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Thể thao - Hoàng Minh - 14:48, 17/04/2024
Trong trận lượt đi vòng Tứ kết Cúp C1 châu Âu, Dortmund và Atletico Madrid đã cống hiến cho khán giả một trận đấu hấp dẫn với màn rượt đuổi nghẹt thở cùng 6 bàn thắng được ghi.
Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 14:44, 17/04/2024
Ngày 17/4, tại kỳ họp thứ 19 ( Chuyên đề), HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS học tập, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh cho 43.681 người từ 15 tuổi đến 60 tuổi tại 63 xã vùng đồng bào DTTS chưa biết chữ.
Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 14:41, 17/04/2024
Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch năm 2024 với chủ đề “Quảng Nam – Miền xanh Di sản”, sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11/2024. Chương trình gồm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 “Quảng Nam – Cảm xúc mùa hè” từ tháng 5 đến tháng 8/2024 và giai đoạn 2 “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 đến hết tháng 11/2024, với nhiều gói sản phẩm du lịch đặc sắc với chính sách giá ưu đãi và các dịch vụ chất lượng phục vụ khách du lịch đến với Quảng Nam.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân - 14:38, 17/04/2024
Với mục đích lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mỗi địa phương (OCOP) để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu, UBND Bình Định chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Kinh tế - Ngọc Thu - 11:05, 17/04/2024
Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:06, 17/04/2024
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Bình Định quý I – 2024 tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng xếp thứ 22/63 địa phương cả nước, thứ 7/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và xếp thứ nhất trong 5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Giáo dục - T.Nhân - 08:59, 17/04/2024
Ngày 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 07:57, 17/04/2024
Xác định nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh việc triển khai phân bổ vốn để thực hiện nhiều chương trình, dự án. Nhờ đó, nhiều địa phương đã đầu tư hỗ trợ sinh kế cho người dân, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Đăc biệt, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn giúp các huyện miền núi đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), làm thay đổi đáng kể diện mạo các thôn làng.