Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì sao đồng bào giàu

PV - 09:42, 13/07/2019

Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp,… là những trợ lực giúp đồng bào DTTS vươn lên khá giả. Nhưng điều kiện đi kèm là bà con phải có đất canh tác và ý chí tự lực vươn lên.

Bài 2: Giàu từ chủ trương giữ đất

Nông dân thôn Kambutte miệt mài trên những cánh đồng. (Ảnh chụp 11 giờ ngày 07/7/2019). Nông dân thôn Kambutte miệt mài trên những cánh đồng. (Ảnh chụp 11 giờ ngày 07/7/2019).

Không cho đất nghỉ

11 giờ trưa, thôn Kambutte (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) tĩnh lặng. Các căn nhà khang trang cửa đóng kín, vài ba tiệm tạp hóa hiếm hoi ở thôn cũng không bóng người.

Trái lại, trên những cánh đồng rau xanh mướt lại nhộn nhịp, người cuốc đất, người cắt rau, người thì đóng gói nông sản vào từng thùng giấy để chuẩn bị cho xe đến vận chuyển. Đến gần cũng chỉ nghe tiếng lưỡi cuốc phập vào đất, bởi không ai nói chuyện, người nào cũng chú tâm vào công việc của mình.

Trong cái tĩnh lặng đó chợt vang lên tiếng leng keng phát ra từ phía chiếc máy cày đang đỗ bên đường. Một người đàn ông dáng người thấp đậm đang sửa chữa máy. Không vồn vã khi được hỏi chuyện, nhưng ông cũng chia sẻ công việc của mình với người khách lạ.

Ông bảo, ông tên là Ka Vẽ, sinh năm 1974, dân tộc Cơ-ho. Chiếc máy cày này là “cần câu cơm” của gia đình. Vốn là một giáo viên, nhưng lương thấp quá, để nuôi 3 đứa con ăn học, Ka Vẽ đã chủ động xin nghỉ việc, đầu tư 250 triệu đồng để mua máy cày làm dịch vụ.

“Ở đây nhà nào cũng trồng rau nên mua máy cày làm dịch vụ là thích hợp nhất. Rau thu hoạch thường xuyên nên nhu cầu làm đất rất lớn. Bình quân mỗi ha làm đất được trả 2 triệu đồng”, Ka Vẽ cho hay.

Đem câu chuyện của Ka Vẽ kể lại với Trưởng thôn Kambutte-anh K’Bril, anh cười, rồi bảo, Ka Vẽ nói khiêm tốn đó. Gia đình Ka Vẽ được xem là hộ khá của thôn. Làm dịch vụ cày đất chỉ là làm thêm thôi. Nhà Ka Vẽ còn có 1,3ha đất trồng rau, mỗi vụ rau cho thu nhập xấp xỉ 250-300 triệu đồng rồi.

Trưởng thôn K’Bril cho hay, thôn Kambutte có hàng trăm ha đất trồng rau các loại. Trong đó có 51ha rau lấy quả (dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, mướp,…), 15,2ha trồng rau lấy củ (cà rốt, khoai tây,…), 30ha trồng rau lấy lá (rau cải, rau cần, rau salas,…). Các loại rau đem lại giá trị kinh tế rất cao vì mùa vụ ngắn (tùy vào các loại rau, chỉ từ 6 tuần đến 4 tháng là có thể thu hoạch một vụ). Với một ha trồng rau ứng dụng công nghệ cao (sử dụng nhà kính, nhà lưới, tưới tự động) thì cho thu nhập 250-300 triệu đồng, còn nếu không thì cũng xấp xỉ 170 triệu đồng/ha.

“Có đất trồng rau, thu nhập cao nên bà con trong thôn ham làm lắm. Ở đây bà con đi làm đồng cả ngày, không cho đất nghỉ đâu. Ngoài trồng rau, nhiều gia đình trong thôn còn chăn nuôi gia súc để bán thịt. Thôn chỉ có 170 hộ nhưng hiện tổng đàn gia súc của thôn hiện có 631 con, trong đó có 151 con trâu, 312 con bò và 168 con lợn. Ngày bà con đi làm đồng, trâu, bò giao cho một thành viên trong gia đình đi chăn; tối về còn tranh thủ cho trâu, bò ăn thêm vì cho ăn buổi đêm giúp trâu, bò phát triển trọng lượng rất nhanh”, anh K’Bril cho biết.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, đồng bào Cơ-ho, Chu-ru ở xã Tu Tra còn chăn nuôi gia Ngoài sản xuất nông nghiệp, đồng bào Cơ-ho, Chu-ru ở xã Tu Tra còn chăn nuôi gia súc.

Giữ đất cho đồng bào

Sự cần cù, chịu khó của người dân ở thôn Kambutte được đền đáp khi thu nhập bình quân của thôn hiện đã đạt 45 triệu đồng/người/năm. Toàn thôn có 170 hộ (99% là đồng bào dân tộc Cơ-ho, Chu-ru) hiện chỉ có 2 hộ nghèo và 14 hộ cận nghèo. Ở Kambutte giờ không thiếu những tỷ phú nông dân, giàu lên nhờ sản xuất nông nghiệp.

Nhưng điều khiến Trưởng thôn K’Bril tâm đắc nhất khi nói chuyện với chúng tôi là ở thôn Kambutte hiện không có hộ nào không có đất sản xuất. Nhà ít thì cũng có 4 sào (4.000m2), nhà nhiều thì có vài ba ha đất để canh tác; thậm chí có gia đình có đến gần chục ha.

“Không có đất sản xuất thì người dân thôn Kambutte làm sao có thể phát triển kinh tế được. Bà con có đất để sản xuất như hiện nay cũng là nhờ tỉnh có chủ trương giữ đất cho đồng bào”, anh K’Bril cho biết.

Theo Trưởng thôn K’Bril, từ nhiều năm nay, tỉnh Lâm Đồng đã quyết liệt triển khai chủ trương hạn chế mua bán, chuyển nhượng đất đã được giao quyền sử dụng cho đồng bào DTTS trên địa bàn. Đáng chú ý nhất là quy định, mỗi hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất được giao quyền sử dụng, nếu muốn mua bán, chuyển nhượng nhưng phải giữ lại cho gia đình mình diện tích lớn hơn hoặc bằng 0,6ha (6.000m2) để canh tác.

Chưa rõ lắm về quy định này nên chúng tôi tìm gặp ông Ka Sung, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đơn Dương để tìm hiểu. Theo thông tin từ ông Ka Sung thì quy định này đã được tỉnh Lâm Đồng triển khai từ hàng chục năm nay, áp dụng đối với các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

Gần đây nhất, ngày 30/01/2015, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND, trong đó quy định các điều kiện chuyển nhượng, mua bán, quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là, với các hộ đồng bào DTTS đã được cấp quyền sử dụng đất có diện tích trên 0,6ha, có nhu cầu bán, chuyển nhượng thì vẫn được quyền, nhưng không được bán, chuyển nhượng hết tất cả. Số diện tích dư ngoài 0,6ha thì được mua bán, chuyển nhượng, mua bán; còn tối thiểu phải giữ lại 0,6%, nếu bán quá thì chính quyền địa phương không chứng thực.

“Mục đích của quy định này là nhằm giúp đồng bào giữ được đất sản xuất, có tư liệu để phát triển kinh tế. Đồng bào có đất sản xuất nên các chương trình, dự án hỗ trợ bà con khi triển khai cũng rất hiệu quả”, ông Ka Sung cho biết.

Nhờ chủ trương giữ đất sản xuất cho đồng bào, cùng với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, nên tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của huyện Đơn Dương giảm sâu (hiện chỉ còn 3,81%). Tính chung cả tỉnh Lâm Đồng, với 24,1% dân số là đồng bào DTTS, hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh còn 9,56%. Trong năm 2018, toàn tỉnh Lâm Đồng có 3.100 hộ thoát nghèo, trong đó có 1.400 hộ là người DTTS.

Để đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2014-2019, huyện Đơn Dương được bố trí 62,756 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Trong đó vốn Chương trình 135 là 24,911 tỷ đồng; Chương trình định canh định cư 7,197 tỷ đồng; Chương trình 167, Chương trình 755, Quyết định 2085,… trên 28 tỷ đồng. 

TÙNG NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 7 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 7 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 7 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.