Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ưu tiên nguồn lực cho vùng DTTS, miền núi, vùng khó khăn

Thanh Huyền - 09:42, 08/11/2019

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã và đang diễn ra (từ ngày 6-8/11) với dấu ấn của Quốc hội “hỏi nhanh, đáp gọn”, “ tranh luận, phản biện” để đi đến cùng các vấn đề thuộc lĩnh vực: nông nghiệp, công thương, nội vụ, thông tin và truyền thông. Trong đó, nhiều nội dung liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn. Ưu tiên hỗ trợ phát triển vùng DTTS, miền núi… là khẳng định của các thành viên Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên chất vấn.

Tháo gỡ nút thắt trong xây dựng nông thôn mới vùng DTTS và miền núi

Liên quan đến khó khăn trong xây dựng nông thôn mới vùng DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các vùng DTTS, miền núi, hải đảo, vùng biên giới là những vùng nút thắt khó khăn trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Thời gian tới, sẽ dồn sự chỉ đạo, dồn phương thức thực hiện ở những vùng khó khăn. Cùng với đó, làm sao khơi dậy được nội lực của dân, cùng chính sách của nhà nước, sự chỉ đạo của cả hệ thống chính trị thì tin tưởng sẽ có nhiều chuyển biến. Liên quan đến nguy cơ biến đổi khí hậu có thể xóa sổ mọi nỗ lực xây dựng NTM, đặc biệt là khu vực miền núi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ đang cố gắng chuẩn bị các phương án ứng phó, dự báo tốt hơn. Tới đây, sẽ coi việc đầu tư bền vững cho ứng phó với biến đổi khí hậu là nhóm được ưu tiên nhất.

Trả lời đại biểu về giải pháp khắc phục tình trạng nông sản bấp bênh, đời sống bà con vùng DTTS gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian tới, tập trung các giải pháp để tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, tập trung kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, cùng với bà con liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định, sẽ có chính sách ưu tiên hỗ trợ người dân vùng DTTS miền núi giữ rừng, phát triển rừng. Bộ trưởng kỳ vọng, nếu Đề án Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thông qua sẽ có thêm nhiều nguồn lực thực hiện chính sách liên quan đến nông nghiệp cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, đảm bảo cho phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh các tiêu chí xây dựng NTM cho phù hợp với thực tế từng vùng miền và tăng cường nguồn lực, chính sách cho miền núi, vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng di tích và căn cứ cách mạng. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp trong thực hiện liên kết sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất lớn, sản xuất theo chuỗi. Thực hiện các giải pháp khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ.

Việc đảm bảo cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi còn khó khăn

Liên quan đến việc đảm bảo việc cung cấp điện cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, mặc dù là một đề án chính trị rất quan trọng của Đảng và Nhà nước nhưng không đảm bảo thực hiện được theo đúng tiến độ. Bộ Công Thương đã chủ động theo sự chỉ đạo của Chính phủ làm việc tiếp với Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu, đã chuẩn bị sẵn sàng những nguồn hỗ trợ từ tín dụng ưu đãi của hai tổ chức này với quy mô lên tới hơn 24.000 tỷ đồng, như vậy có thể đủ điều kiện để tiếp tục triển khai các hợp phần của các dự án này. Tuy nhiên, tiến độ đến năm 2020 để hoàn thành thì không đảm bảo tiến độ.

“Chúng tôi thiết tha báo cáo với Chính phủ và kiến nghị với Quốc hội xem xét cho phép chúng ta tiếp tục sử dụng những nguồn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ cho việc triển khai thực hiện dự án này vì là dự án rất quan trọng trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2021 tới năm 2025”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, nhiều vấn đề liên quan đến công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nhất là việc sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch cán bộ, công chức và viên chức; công tác đánh giá cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…đã được Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều bộ, ngành và địa phương đã tinh gọn và hạn chế sự chồng chéo, giao thoa. Tinh giản biên chế đạt được kết quả khả quan. Khối hành chính nhà nước, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cũng được nâng lên.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho rằng, sau 2 năm triển khai thực hiện, mới đạt được kết quả bước đầu, chưa đạt được các mục tiêu đề ra. Bộ trưởng thừa nhận việc thể chế hoá các chủ trương nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn chậm, thiếu đồng bộ, chậm đưa các chủ trương nghị quyết vào cuộc sống… 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 2 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 1 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 1 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai trương Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại. Đoàn tàu gồm 10 toa xe, trong đó có 2 toa xe cộng đồng, du khách được thưởng thức ẩm thực cùng những màn trình diễn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Ngày 28/3, Liên minh Họp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức họp báo thông báo hoạt động tháng hành động vì HTX năm 2024. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, chủ trì buổi họp báo.