Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng lao động chui Ở Pác Nặm

PV - 11:42, 19/08/2019

Nhu cầu việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Pác Nặm (Bắc Kạn) ngày càng tăng cao, nhưng do trình độ, tay nghề còn hạn chế nên họ khó có thể tìm kiếm một công việc phù hợp, thu nhập ổn định. Vì thế nhiều người đã chọn cách xuất cảnh trái phép, vào làm thuê cho các lâm nông trường, trang trại phía bên kia biên giới, dù biết đó là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Có cầu ắt có cung

Bà Triệu Thị Huyền, ở xã Cao Tân, nhưng nhiều tháng nay không có mặt ở địa phương. Theo người nhà cho biết, bà Huyền hiện đang làm việc ở Trung Quốc. Thậm chí, từng nhiều lần xuất cảnh đi lao động chui, vài năm trở lại đây, bà Huyền bắt đầu tuyển lao động để cùng làm việc.

Theo lời kể của chồng bà là ông Lường Văn Cung, bà thường xuyên dẫn nhiều người ở những vùng lân cận đi lao động nếu có nhu cầu. Số lượng mỗi tốp lên tới vài chục người. Họ thường làm những công việc như: xây dựng, phục vụ, nông nghiệp… Địa chỉ làm việc thường tại Quảng Đông, Trung Quốc với thời gian từ nửa tháng đến vài tháng. Mỗi ngày lương trung bình họ được trả 400.000 đồng. Những người theo bà Huyền hầu như không có giấy tờ lao động hợp pháp.

Ngăn chặn vấn nạn lao động trái phép ở vùng đồng bào DTTS cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Ngăn chặn vấn nạn lao động trái phép ở vùng đồng bào DTTS cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Công an huyện Pác Nặm cho biết, trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Pác Nặm có 200 công dân thường xuyên vắng mặt, phần lớn là đi lao động trái phép. Số lượng lao động chui tại các xã Cao Tân, Cổ Linh, Nghiên Loan ở mức rất cao. Theo cung cấp của UBND xã Cổ Linh, trong 6 tháng đầu năm, có 105 người dân đi lao động trái phép và số lượng này đang có xu hướng gia tăng.

Ông Lương Văn Huấn, Phó Chủ tịch xã Cổ Linh cho biết, mặc dù chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu lao động trái phép là vi phạm pháp luật; tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng tình trạng lôi kéo nhau đi lao động chui vẫn còn nhức nhối. Ông cho rằng, giải pháp lâu dài vẫn là giải quyết bài toán sinh kế cho người dân để họ thoát nghèo ngay trên quê hương.

Cần sự chung tay từ nhiều phía

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động chui đang ngày càng nhiều này, chủ yếu từ hoàn cảnh khách quan khi đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hiện tại ở Pác Nặm chiếm 53,06%. Thu nhập chính của đồng bào đến từ nông nghiệp, nhưng tại huyện miền cao khí hậu khắc nghiệt, hay gặp thiên tai, dịch bệnh như Pác Nặm, thì đây không phải là thế mạnh.

Mặc dù, đi lao động theo đường chính ngạch đã được hỗ trợ theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, địa phương triển khai nhưng việc triển khai cho vay theo chính sách này tại một số địa phương còn hạn chế. Người dân thì gặp trở ngại bởi đi xuất khẩu lao động theo đường chính ngạch, thường đòi hỏi trình độ cao về cả tay nghề và ngoại ngữ. Do vậy, họ rất dễ bị rủ rê lôi kéo đi lao động chui.

Để khắc phục tình trạng lao động chui cần phải đổi mới, nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không vượt biên trái phép; tăng cường quản lý lực lượng lao động tại địa bàn từng xã.

Bên cạnh đó cần vận động gia đình có con em đang đi lao động bất hợp pháp ở nước ngoài về nước; ngăn chặn kịp thời những biểu hiện mới phát sinh ngay tại từng địa phương, từng khu dân cư.

Về lâu dài, giải quyết việc làm ở địa phương cho người lao động mới là vấn đề cốt lõi. Các ban, ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, phù hợp với người lao động đồng thời cung cấp thông tin về thị trường lao động và cơ hội việc làm cho bà con DTTS.

HỒNG PHÚC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 7 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 14 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 14 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 14 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 14 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 15 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 15 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 15 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.