Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín ngưỡng phồn thực tạo nên bản sắc Chăm

PV - 11:38, 12/08/2020

Bên cạnh tục thờ sinh thực khí, trong kiến trúc, điêu khắc của người Chăm, tín ngưỡng phồn thực cũng thể hiện rõ nét, nhất quán. Mọi mặt đời sống người Chăm đều mang tính phồn thực.

Lễ cúng luôn có lễ mặn, lễ nhạt
Lễ cúng luôn có lễ mặn, lễ nhạt

Dâng cúng luôn có lễ nhạt, lễ mặn

TS Trương Văn Món, Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hoá Chăm, cho hay trong thờ cúng của người Chăm luôn có biểu tượng đối ngẫu kết hợp âm dương.

Lễ Ri chà nư cành là một ví dụ. Đây là một lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào đầu năm để cầu mưa, cầu bình an, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lễ Ri chà nư cành thường được tổ chức chính thức trong hai ngày thứ năm (còn gọi là ngày vào) và ngày thứ sáu (ngày ra) của tuần. Theo quy định, ngày thứ năm cúng gà, ngày thứ sáu cúng dê.

Trong lễ vật dâng cúng, luôn có hai phần: nhạt và mặn. Khi cúng, người ta cúng vào hai ngày chẵn, lẻ. Ngày đầu người ta cúng dê, dê tượng trưng cho dương; ngày hôm sau cúng gà, tượng trưng cho âm.

“Ví dụ chuối của người Chăm khi cúng thần trời, người ta để ngửa lên, cúng thần đất lại úp xuống. Thịt một con vật như dê, khi người ta luộc, chia thịt ra để cúng thì từ rốn con dê hay rốn con bốn chân đến hai chân trước và đầu để trên mâm cao, từ rốn trở xuống đuôi, hai chân sau để ở mâm thấp. Đó cũng là sự đối ngẫu âm và dương. Tất cả đều toát lên ý nghĩa phồn thực, hội nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Người Chăm quan niệm có cái đó con người mới sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, cơm cá đầy khoang, mưa thuận gió hòa. Nếu không rất khó phát triển” - theo TS Món.

Sinh thực khí – năng lượng sáng tạo!

Trong lễ cúng Ri chà nư cành, người Chăm sẽ múa điệu múa âm dương mang đậm tính phồn thực. Người ta làm 3 lễ vật dâng cúng bằng gỗ có hình dáng như sinh thực khí nam, chọn trong làng một người đàn ông khỏe mạnh, cầm khúc gỗ hình sinh thực khí đó múa cùng bà bóng.

“Đó là biểu hiện phồn thực rõ nhất của người Chăm. Ý nghĩa sâu xa: trời với đất giao hòa. Từ đó con người, vật nuôi, cây trồng sinh sôi. Triết lý phồn thực đơn giản nhất hồi xưa của người Chăm là như vậy. Đó là tín ngưỡng tôn giáo cổ xưa” - TS Món nói.

Bên cạnh các nghi thức cúng lễ dân gian, sau này, khi người Chăm du nhập tôn giáo Bà La Môn từ Ấn Độ thì tục thờ sinh thực khí người đàn ông (Linga) và sinh thực khí của người phụ nữ (Yoni ) vô cùng sống động trong đời sống người Chăm. Có lẽ không ở đâu trên đất nước ta, Linga và Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở vùng đất người Chăm sinh sống.

Người Chăm cho rằng Linga và Yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của vũ trụ, là cội nguồn sáng tạo, là sự khởi sinh của muôn loài. Vì thế, biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni, người Chăm gọi là Năng Lượng Sáng Tạo! Sự xuất hiện của Linga – Yoni trong tục thờ tự của người Chăm chính là biểu hiện sống động về tín ngưỡng phồn thực. 

Phải có nhà cái, nhà đực!

Bên cạnh tục thờ sinh thực khí, trong kiến trúc, điêu khắc của người Chăm, tín ngưỡng phồn thực cũng thể hiện rõ nét, nhất quán. Tháp Chăm tượng trưng cho ngọn núi Mê ru ở Ấn Độ. Nhìn xa, chóp tháp có hình tượng của linga, toàn bộ tháp lại là biểu tượng của yoni.

TS Món cho hay toàn bộ điêu khắc đền tháp Chăm từ Mỹ Sơn đến Ninh Thuận đều khoác lên mình vẻ phồn thực. Ví như tháp Chăm thường có 3 tầng, bởi với người Chăm con số 3 là con số phát triển, may mắn. Vì thế, cụm tháp Chăm cũng thường có 3 tháp như tháp Po Klong Garai có tháp cổng, tháp lửa và tháp chính. 

Kiến trúc tháp luôn mang yếu tố nước và lửa. Tháp cổng là nơi rước nước tắm tượng Linga – Yoni, trong khi đó tháp lửa là nơi cất giữ ngọn lửa thiêng. Bên trong tháp, các tượng dù đứng hay ngồi luôn ở tư thế thiền, mắt lim dim nhìn vào cõi xa xăm. Và đặc biệt, tượng nữ thường được mô tả với bộ ngực nở nang, cặp mông căng tròn, đều là biểu tượng của sự phồn thực.

Không chỉ kiến trúc đền tháp, ở kiến trúc nhà cửa, tín ngưỡng phồn thực hiện lên rất rõ ở quan điểm làm nhà: Làm nhà không đúng thì làm ăn không tốt, đường con cái gặp khó khăn. Vì thế khi làm nhà người ta thuân thủ đúng theo nguyên tắc nhà phải có nhà cái, nhà đực. Nhà tục – nhà dơ là tượng trưng cho phụ nữ. Còn nhà mư dâu tượng trưng cho đực.

Áo Chăm – Sự hài hòa âm dương

Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm thể hiện đa dạng, xuyên suốt mọi mặt trong đời sống văn hóa. Ngay trên trang phục, sự phồn thực ấy chính là hai mảng màu đối lập. Xưa, áo dài phụ nữ Chăm luôn có hai phần: phần trên màu tím, màu hoa cà, phần dưới màu xanh hay màu đen.

Theo TS Món: "Màu rực rỡ, chói chang, màu chóe là màu Chăm. Cái đó người ta lý giải tại sao vùng nắng nóng mà người Chăm hay mặc áo đỏ, áo vàng, áo tím, áo xanh. Đó cũng là khát khao của sự phồn thực. Sau này ảnh hưởng người Kinh, người Chăm mới mặc áo dài một màu, còn hồi xưa luôn luôn hai phần”.

Ngay trong trang phục của tầng lớp tu sĩ người Chăm cũng có hai phần: phần âm và phần dương. Mặc áo trắng, đội khăn đỏ nổi bật. Màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, màu trắng tượng trưng cho mặt trăng. Đặc biệt, tu sĩ Hồi giáo Bà Ni mặc áo cổ tim, tượng trưng cho nữ nhưng trước ngực lại đeo tua vải đỏ hình sinh thực khí nam và đầu không để tóc, tượng trưng cho người đàn ông. Còn tu sĩ Chăm Bà La môn mặc áo cổ đàn ông, nhưng lại đeo một chiếc túi hình sinh thực khí nữ và đầu búi tóc tượng trưng cho nữ giới. Theo TS Trương Văn Món, điều này thể hiện trong dương có âm và trong âm có dương.


Đám cưới: Đón rể từ 2 giờ chiều

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Đám cưới, chàng rể phải theo vợ về nhà. Theo TS Trương Văn Món, chú rể tượng trưng cho dương, cô dâu tượng trưng cho âm. Vì thế khi đón rể, người ta sẽ đón về nhà vợ bắt đầu từ 2 giờ chiều. Bởi buổi chiều là âm, âm dương kết hợp mới có sinh sôi nảy nở. Phòng cô dâu luôn luôn phải có hai chum đựng gạo, một lớn, một nhỏ thể hiện chum cái, chum đực. Trong chum, người ta để vỏ dừa vun đầy gạo, với hy vọng đôi trẻ làm ăn phát đạt, con đàn cháu đống.

Trong lễ vật nhà cô dâu đến cầu hôn chú rể hoặc trong lễ cưới có hai loại bánh rất quan trọng. Một là bánh Sakaya, tượng trưng cho dương, tượng trưng cho trời và một bánh giống như bàn tay người lớn, tượng trưng cho âm. Loại bánh thứ hai không thể thiếu là bánh tét. Người ta gói một loại bánh tét hình linga, một loại hình chữ nhật tượng trưng cho yoni. Tất cả đều thể hiện mong muốn cho đôi vợ chồng hạnh phúc, cuộc sống sung túc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 12 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.