Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quyến rũ chiêng Mường

PV - 15:00, 06/02/2018

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có những nét văn hóa riêng, đặc sắc. Nếu như với người Mông là tiếng khèn gọi bạn chơi Xuân, với người Thái là những điệu xòe quyến rũ… thì với dân tộc Mường là tiếng cồng chiêng kỳ ảo trong các dịp lễ, Tết, hội hè. Nét văn hóa ấy đã và đang được đồng bào dân tộc Mường ở Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) gìn giữ, phát huy.

Loại hình nghệ thuật vô giá

Chúng tôi tìm về thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân gặp Nghệ nhân Quách Hữu Kiểm, người được mệnh danh là kho sách sống về văn hóa Mường, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng. Khi chưa phân chia địa giới hành chính giữa Hà Nội và Hòa Bình, ông Kiểm là một trong số ít người Mường của tỉnh Hòa Bình được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân văn hóa và Chiến sĩ văn hóa vào năm 1982. Ngay đầu thôn, trong căn nhà nhỏ, gọn gàng, ông Quách Hữu Kiểm không bất ngờ khi có khách lạ đến thăm, tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng của xứ Mường.

Ông bảo, thời gian gần đây, thôn Đồng Dâu là điểm đến của nhiều người yêu thích văn hóa cồng chiêng của người Mường. “Cách đây không lâu, lãnh đạo thành phố, cán bộ văn hóa của huyện Thạch Thất cũng đã về thăm và bày tỏ tâm huyết về việc khôi phục nét văn hóa cồng chiêng của bà con. Tôi rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp”, ông Kiểm nói.

Theo ông Kiểm, từ xưa, trong quan niệm của người Mường, hội nào mà thiếu tiếng cồng chiêng, hội ấy không to; Tết mà im tiếng cồng chiêng, Tết ấy không sung túc; trong ngày vui hạnh phúc lứa đôi, không có tiếng cồng chiêng, ngày ấy mất vui… Vì thế, cồng chiêng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường.

Ông Kiểm cho hay, ở nước ta, không chỉ người Mường mà cồng chiêng cũng là nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc vùng Tây Nguyên.

Niềm hân hoan của các cô gái Mường khi đánh cồng chiêng trong ngày hội. Niềm hân hoan của các cô gái Mường khi đánh cồng chiêng trong ngày hội.

 

Sự khác biệt thú vị là ở sự phân biệt cồng và chiêng. Nếu cồng, chiêng Tây Nguyên có sự phân định tương đối rằng những chiếc có núm là cồng, còn những chiếc mặt bằng gọi là chiêng, thì ở người Mường, cồng là từ dùng chỉ loại nhạc cụ không có núm, to chừng miệng thúng, còn gọi là “Lệnh”, chỉ dùng khi vua, quan truyền lệnh. Chiêng là loại nhạc cụ có núm, dùng trong các lễ hội, Tết... Tuy nhiên, người dân vẫn gọi loại chiêng dùng trong lễ hội với tên chung là cồng chiêng.

“Trong trình diễn, cồng chiêng Tây Nguyên chủ yếu dùng tay đánh trực tiếp lên mặt cồng, chiêng, âm điệu thể hiện sức mạnh, sự cuồng nhiệt đến bỏng cháy của những chàng “Đam San”. Với người Mường, lại là sự dịu dàng, đằm thắm, ý nhị và sâu sắc của những cô gái trong trang phục truyền thống áo, váy dân tộc”, ông Kiểm chia sẻ.

Gần gũi hơn với văn hóa cội nguồn

Để giúp tôi “tận mục sở thị” nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của người Mường ở Đồng Dâu, tôi được Nghệ nhân Kiểm đưa đến nhà Trưởng thôn Kiều Văn Tiên để gặp chị Tạ Thị Tâm (vợ anh Tiên), thành viên đoàn Cồng chiêng Hà Nội tham dự Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 ở Tây Nguyên. Chị Tâm cho hay, hiện người Mường ở thôn Đồng Dâu còn lưu giữ được 4 bài cồng chiêng truyền thống của dân tộc, được sử dụng trong các dịp lễ, Tết, hay ngày vui của đôi lứa (gồm: “Bông trắng Bông vàng”, “Chổ khộng”, “Sẹc Pùa”, “Pùa lộn”). Mỗi bài đều là những phản chiếu tâm tư tình cảm của người dân xứ Mường trong cuộc sống, lao động tình yêu và gia đình.

“Bợ oắng ôông thì bợ phải thìn. Ôông oắng bợ, ông phải thìn” (Vợ vắng chồng thì vợ phải tìm. Chồng vắng vợ, chồng phải tìm). Chị Tâm vừa gõ nhịp chiêng vừa ngâm một đoạn trong bài “Bông trắng bông vàng”. Thanh âm như diễn giải những tình cảm thiết tha ẩn chứa trong tâm tư của người vợ khi xa chồng, như âm vọng núi rừng thôn bản, nơi sinh sống từ ngàn đời của người Mường.

“Người con gái Mường khi biểu diễn chiêng đều phải mặc trang phục chỉnh tề đúng quy cách với áo trắng, váy dài, vòng chạm, khăn tay, khăn đầu. Nhịp đánh chiêng như nhịp chân bước, chậm rãi và thận trọng. Để thể hiện đúng không khí lễ hội, bài “Bông trắng bông vàng” có âm thanh mở đầu là âm cao với nhịp chậm-vừa ở quãng 8 theo nhạc lý cơ bản, còn bài “Xắc bùa” lại rộn ràng, tươi vui với tiết tấu nhanh hơn”, chị Tâm chia sẻ thêm.

rong ngày Xuân, hội cồng Mường, hát sắc bùa… là những lễ hội không thể thiếu tiếng chiêng của đồng bào Mường. Trong ngày Xuân, hội cồng Mường, hát sắc bùa…là những lễ hội không thể thiếu tiếng chiêng của đồng bào Mường.

 

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của người Mường, từ năm 2011, UBND huyện Thạch Thất đã mở lớp tập huấn nghệ thuật cồng chiêng cho người dân 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Đến nay đã có 22 đội chiêng được thành lập ở các xã người Mường của huyện Thạch Thất với hơn 300 người được truyền dạy những kiến thức, lối chơi, điệu hát, điệu múa của nghệ thuật cồng chiêng cổ.

Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn, xã Tiến Xuân-người được Thành phố công nhận là Nghệ nhân ưu tú đầu tiên và duy nhất vào năm 2015 của huyện Thạch Thất trong lĩnh vực cồng chiêng cho biết: Tại lớp tập huấn, bên cạnh việc dạy theo phương pháp dân gian truyền tay tức là cô đánh sao, trò thực hành theo như vậy, chúng tôi còn dạy cho các học viên những kiến thức nhạc lý cơ bản, như nốt trên bản nhạc và tương ứng với âm trên từng chiếc cồng chiêng.

Người học là thành viên các đội cồng chiêng của 3 xã, họ rất hào hứng khi được truyền dạy kiến thức về loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Nhiều học viên mong muốn được mở rộng hơn các thành phần học, để hiểu biết hơn nữa về nghệ thuật cồng chiêng dân tộc mình”.

“Yêu nhau đã quá thì hành, đã đẳn thì vác cả cần lẫn cây”–lời nhạc dục dã theo tiếng chiêng bập bùng trong bài hát “Bông trắng Bông vàng” vang lên trong sự đong đưa nhịp nhàng và mê đắm của cô gái Mường. Phải chăng, nét đẹp văn hóa cồng chiêng Mường càng trở nên quyến rũ, trước hết là ở tình yêu lứa đôi, gia đình, tình yêu thôn bản sắt son được truyền giữ trong những điệu cồng chiêng tự ngàn đời nay?!.

HOÀNG VIỆT

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 1 phút trước
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024.
Giới thiệu nhiều tác phẩm ảnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nhiều tác phẩm ảnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 4 phút trước
70 tác phẩm ảnh được giới thiệu trong Triển lãm ảnh “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc” giúp cho công chúng thêm hiểu biết về sự đa dạng sắc màu văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Thời sự - Thanh Huyền - 10 phút trước
Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Ra mắt MV

Ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Tin tức - Thanh Nguyên - 18 phút trước
Ngày 19 /4, Báo Nhân Dân phối hợp với IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá Hà Nội, du lịch Việt Nam.
Bình Định: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 22 phút trước
Chiều 19/4, tại Tp. Quy Nhơn, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025), với sự tham gia của các đại biểu đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Kinh tế - Vân Khánh - 14:34, 19/04/2024
Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu luôn chú trọng làm tốt công tác kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Từ đó, góp phần đảm bảo chính sách của Nhà nước về chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, cải thiện sinh kế cho người dân.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 07:54, 19/04/2024
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 07:40, 19/04/2024
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Phóng sự - Thanh Hải - 07:35, 19/04/2024
Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 06:52, 19/04/2024
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.