Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển cà phê đặc sản: Hướng đi tất yếu để nâng tầm cà phê Việt

PV - 10:19, 13/03/2019

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng chủ yếu chạy theo số lượng, chưa chú trọng chất lượng nên giá trị thu về còn thấp. Vì vậy, việc phát triển cà phê đặc sản, chú trọng nâng cao chất lượng là hướng đi tất yếu để nâng tầm cà phê Việt.

Nông dân thu hái cà phê. Nông dân thu hái cà phê.

Hướng đi tất yếu

Việt Nam có hơn 664.000ha cà phê, sản lượng 15 triệu tấn nhân/năm. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 150 doanh nghiệp xuất khẩu và hơn 3.000 đại lý thu mua cà phê nhưng chỉ có 1/3 số doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu và chủ yếu thông qua doanh nghiệp nước ngoài mà chưa tiếp cận trực tiếp với nhà rang xay, chế biến.

Trong năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,9 triệu tấn cà phê, với kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 14% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu và được đánh giá có kim ngạch xuất khẩu cao trong nhóm hàng nông sản. Tuy nhiên, phần lớn xuất dưới dạng nguyên liệu thô, sản xuất đại trà, giá trị thấp nên sản lượng xuất khẩu cao mà tốc độ tăng trưởng kim ngạch giai đoạn (2013-2017) mới chỉ ở mức bình quân 6,57%.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng: Để có vị thế trên trường quốc tế, ngành cà phê Việt Nam cần nâng cao chất lượng, uy tín và danh tiếng để đối tác tin tưởng. Việc phát triển cà phê đặc sản sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu cho cà phê Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Cà phê đặc sản có 10 tiêu chí đánh giá với thang điểm 100 và phải đạt trên 80 điểm. Vì vậy, không phải nông dân nào cũng có thể làm cà phê đặc sản vì chi phí đầu tư cao, trong khi đó tài liệu chuẩn để hướng dẫn làm cà phê đặc sản lại chưa có. Từ kinh nghiệm làm cà phê đặc sản của các nước trên thế giới, Hiệp hội sẽ tìm nguồn để xây dựng bộ tài liệu tập trung hỗ trợ người sản xuất cà phê đặc sản theo đúng chuẩn mực thị trường. Đồng thời, mời công ty, các nhóm nông dân liên kết với nhau, đặc biệt là liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà rang xay nâng cao giá trị hạt cà phê tạo động lực cho người sản xuất.

Tuân thủ các tiêu chí quốc tế

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, lần đầu tiên Cuộc thi Cà phê đặc sản được tổ chức và Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam (diễn ra 9/3) để tìm hướng đi nâng cao vị thế hạt cà phê Việt. Tại Hội thảo này, nhiều chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển cà phê đặc sản. Ông Adi Taroepratjeka, chuyên gia đến từ Indonesia chia sẻ: Việt Nam có đủ các điều kiện để phát triển cà phê đặc sản, nhưng đừng quá dễ dãi trong việc gắn nhãn mác mà cần tuân thủ các tiêu chí cà phê đặc sản của tổ chức cà phê đặc sản quốc tế ban hành và được cộng đồng cà phê đặc sản thế giới áp dụng.

Còn ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của quốc gia, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển. Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chương trình chứng nhận, chú trọng chế biến sâu. Riêng về phát triển cà phê đặc sản các địa phương cần quan tâm đến vùng miền, giống và quy trình canh tác… Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai xây dựng chương trình phát triển cà phê đặc sản Việt Nam.

Theo ông Lê Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 tại TP. Buôn Ma Thuột thì, việc sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chất lượng và thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam vẫn chưa được nhiều nhà rang xay biết đến, còn người tiêu dùng trong nước chưa hiểu về cà phê đặc sản. Nếu sản xuất cà phê đặc sản quy mô nhỏ, chi phí sản xuất sẽ rất cao nên cần tăng cường liên kết giữa người sản xuất và nhà rang xay, chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu cà phê sản đến người tiêu dùng.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho biết: 2 năm qua, Hiệp hội đã gửi nhiều mẫu cà phê ra thế giới và được đánh giá đủ điều kiện để sản xuất cà phê đặc sản. Tuy nhiên, để phát triển cà phê đặc sản cần có đánh giá tổng quan về thổ nhưỡng, khí hậu, giống, phương thức canh tác. Sản xuất đảm bảo chất lượng nếu không sẽ bị mất uy tín.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 15 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 15 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 16 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 16 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.