Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nuôi trồng thủy sản ở miền núi: Thí điểm thành công, nhân rộng thì thất bại

Đạt Thành Nhân - 14:34, 15/06/2018

Với diện tích ao, hồ có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt lên đến 2.920ha, Quảng Ngãi từng kỳ vọng đây sẽ là mô hình thoát nghèo cho người dân. Tuy nhiên, khi áp dụng đại trà thì mô hình gặp nhiều khó khăn.

Mô hình hiệu quả

Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi tiên phong trong NTTS với mô hình nuôi cá lồng bè và mô hình NTTS tự quản. Hơn hai năm qua, người dân thôn Đá Chát, Hương Chiêng, Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện Ba Tơ luôn xem hồ Núi Ngang là “nguồn sống”. Bởi thủy sản trong hồ ngoài cải thiện bữa ăn hằng ngày, còn là nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân.

Mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây. Mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây.

 

Trong khi đó, mô hình nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè ở hồ Nước Trong của bà con xã Trà Xinh (Tây Trà) cũng được xem là khá triển vọng. Bởi địa thế, nguồn nước sạch, việc thả nuôi cá sẽ phát triển tốt. Điển hình như gia đình anh Hồ Văn Hoa, thôn Trà Kem, xã Trà Xinh là một trong những hộ được hỗ trợ nuôi cá lồng bè tại hồ chứa nước Nước Trong. Anh Hoa được chính quyền hỗ trợ kinh phí làm lồng bè, cá giống, thức ăn. Một bè có khoảng 4-6 lồng nuôi cá, lồng được làm bằng sắt hoặc gỗ, bè có kinh phí từ 80-100 triệu đồng. Mỗi lồng thả nuôi khoảng từ 2.500-3.500 con cá tùy loại.

Gia đình anh Hoa hiện có 4 lồng nuôi với 2 loại cá trê và diêu hồng, khoảng 12.000 con cá giống. Sau 3 tháng nuôi, hiện nay, cá trê có trọng lượng trung bình đạt 0,6kg/con; cá diêu hồng khoảng 0,4kg/con. Bình quân một năm, anh Hoa thu hoạch 2 đợt cá thịt, với giá từ 60-70.000 đồng/kg, anh đã thu về hàng trăm triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi lồng cá anh thu lãi từ 20-30 triệu đồng.

Anh Hoa chia sẻ: Trước đây, anh chỉ trồng lúa, keo, quế… Khi được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí để nuôi cá lồng bè, anh mạnh dạn thử sức. Qua 2 năm nuôi cá, hiệu quả kinh tế mang lại đã giúp gia đình anh ổn định cuộc sống.

Mô hình nuôi cá lồng bè ở hồ chứa nước Nước Trong bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, thu hút nhiều hộ dân tự làm lồng bè nuôi cá. Đến tháng 5/2018, toàn xã có 11 bè với hơn 40 lồng. Các hộ nuôi đều được cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên tỷ lệ cá sống cao.

Trong khi đó, mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây được xem là đột phá bởi sự quyết tâm cao của chính quyền huyện. Những con cá từ vài lạng, sau thời gian chăm sóc đã đạt trọng lượng từ 2-4kg. Thậm chí nhiều con đạt trọng lượng gần 10kg. Anh Đinh Thế Lập, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển (NN&PTNT) huyện Sơn Tây cho hay: Qua thời gian triển khai, có thể đánh giá điều kiện khí hậu, nguồn nước ở địa phương phù hợp với cá tầm nên chúng phát triển tốt, lớn nhanh và ít bệnh.

Khó nhân rộng

Mặc dù những mô hình NTTS ở các huyện miền núi là khá ấn tượng, nhưng khi nhân rộng thì lại gặp khó. Hiện nay, hầu hết các mô hình đều thực hiện chủ yếu theo hình thức quảng canh và thu hoạch “đánh tỉa, thả bù”. Thủy sản nước ngọt chủ yếu được nuôi với quy mô nhỏ lẻ, không tập trung dẫn đến tiêu thụ khó khăn.

Cái khó đầu tiên trong việc nhân rộng mô hình NTTS ở miền núi đó là nguồn vốn đầu tư làm lồng bè và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi đại trà. Hiện nay mỗi bè NTTS phải đầu tư từ 80- 100 triệu đồng, chưa kể tiền thức ăn. Điều này không phải người dân nào cũng có khả năng để đầu tư. Anh Hồ Văn Lợt, ở Trà Xinh, Tây Trà cho hay, mình cũng muốn nuôi cá để có thu nhập nhưng vốn đầu tư lớn quá nên không làm được.

Một vấn đề khó khăn nữa là đầu ra cho sản phẩm. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Trà Huỳnh Thị Thanh Thúy cho biết: Khi thấy hiệu quả của mô hình nuôi cá lồng bè, chính quyền địa phương đã tính đến phương án vận động người dân mở rộng diện tích nuôi cá. Tuy nhiên, do đầu ra chưa ổn định nên chưa mạnh dạn nhân rộng. “Để đảm bảo thị trường tiêu thụ, địa phương khuyến khích bà con nuôi nhiều đợt, không tập trung thả nuôi cùng lúc để luôn có cá bán cho người tiêu dùng. Địa phương cũng đang liên hệ với các nhà hàng, công ty nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chăn nuôi”, bà Thúy cho biết thêm.

Theo lãnh đạo Sở NN & PTNT Quảng Ngãi, ngoài những khó khăn trên thì việc triển khai thực hiện ở cơ sở đôi khi không được quan tâm đúng mức. Nhiều địa phương chưa xem đó là phương án giảm nghèo hiệu quả, dẫn đến thí điểm thành công, nhưng nhân rộng lại thất bại

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Tin nổi bật trang chủ
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Geneve (21/7/1954 - 21/7/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” từ ngày 25/4 đến tháng 6/2024.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 2 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 2 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Du lịch - Tào Đạt - 2 giờ trước
Diễn ra từ ngày 30/4 - 1/5, không gian chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ đem đến những nét văn hóa đặc trưng của một phiên chợ vùng cao ngay tại Thủ đô.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 3 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.