Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nông nghiệp Việt Nam 2018: Nhiều cơ hội bứt phá!

PV - 08:53, 12/01/2018

Khép lại năm 2017, kinh tế Việt Nam đã có bước đột phá với mức tăng trưởng GDP 6,81%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đóng góp vào sự thành công đó, không thể không nhắc tới kỳ tích của ngành Nông nghiệp (chiếm 15,34% trong tổng GDP của cả nước) với mức tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để ngành Nông nghiệp bước sang năm 2018 với nhiều kỳ vọng bứt phá…

Xứng đáng kỳ tích

Sở dĩ, gọi thành tựu của ngành Nông nghiệp trong năm 2017 là kỳ tích bởi, trong năm qua, ngành Nông nghiệp nước ta phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức. Đó là hậu quả khủng khiếp, liên tục của thiên tai, hạn hán, bão lũ… khiến hàng trăm nghìn ha hoa màu của người nông dân trên cả nước bị mất trắng.

Bên cạnh đó, sự mất ổn định về quy hoạch, thiếu tính bền vững trong chăn nuôi, sản xuất khiến giá cả các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, dưa hấu… liên tục tụt giảm. Hậu quả là người dân nhiều phen điêu đứng khiến chính phủ và các bộ ngành phải tập trung đề ra các biện pháp giải cứu…

Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn, thách thức ấy, ngành Nông nghiệp vẫn có mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng với con số 2,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hồ tiêu, cá ba sa, tôm, đồ gỗ và lâm sản… đã đem về gần 36,4 tỷ USD, tăng hơn 4 tỷ USD so với năm ngoái và là mức cao kỷ lục. Qua đó, đóng góp chung vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước với mức thặng dư của cán cân thương mại là 2,67 tỷ USD.

Đặc biệt, cùng với xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào ngành Nông nghiệp cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng. Cụ thể, năm 2017, đã có gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên trên 5.600 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi vững chắc, đem lại sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi vững chắc, đem lại sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

 

Cơ hội nông nghiệp 4.0

Với những kết quả đã đạt được của ngành Nông nghiệp trong năm 2017, người dân cả nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào một bức tranh sáng sủa của ngành trong năm 2018. Điều đó, càng có cơ sở hơn khi ngành Nông nghiệp cả nước đang đứng trước cơ hội lớn đến từ cuộc cách mạng 4.0.

Đó là việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với hàng loạt các khu nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành và đi vào hoạt động. Theo đó, các khu nông nghiệp này được đầu tư bài bản với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín, ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, thay thế sức lao động của con người và đem lại năng suất cao.

Đơn cử, tại Lâm Đồng, đây hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao với khoảng 50.000ha đất, chiếm gần 17% tổng diện tích canh tác địa phương. Nhiều diện tích phát triển mô hình này tại Lâm Đồng đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Cùng với đó là các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hậu Giang và Phú Yên. Các địa phương như Thái Nguyên, Thanh Hóa… cũng đang nỗ lực hoàn tất quy hoạch tổng thể về nông nghiệp công nghệ cao là những tín hiệu đáng mừng.

Đồng thời, bài toán nan giải nhất là vốn sản xuất hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được Nhà nước quan tâm tháo gỡ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực triển khai gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ngắn hạn khoảng 5,3-6,5%/năm, trung dài hạn khoảng 8,5-10%/năm (thấp hơn từ 0,5 đến 1,5% so với thông thường).

Theo đó, đến nay đã có 8 ngân hàng thương mại cam kết dành nguồn vốn khoảng 135.000 tỷ đồng để cho vay các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp có hiệu quả. Theo Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), dư nợ đầu tư của ngành Ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch hiện đã đạt 36.000 tỷ đồng, cho vay gần 6.400 khách hàng, chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với dư nợ đạt gần 31.286 tỷ đồng…

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp cả nước cũng đang đẩy mạnh tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… Đây sẽ là động lực quan trọng để nông nghiệp Việt Nam bước vào năm 2018 tràn đầy niềm tin thắng lợi.

Nắm chắc thị trường

Với bất kỳ lĩnh vực nào, thị trường tiêu thụ ổn định luôn là một cái đích để hướng đến. Ngành Nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, khâu tìm kiếm, phát triển thị trường là vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt của thành công hay thất bại.

Do đó, bước sang năm 2018, một mặt, ngành Nông nghiệp nước ta cần tiếp tục nắm chắc các thị trường truyền thống, nhiều tiềm năng đó là thị trường các nước khu vực châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Việc đẩy mạnh các cuộc đàm phán thương mại sẽ đem về cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đặt chân vào các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Đức…. Gần đây nhất, vào đầu tháng 12/2017, thông tin về trái vú sữa lò rèn của bà con nông dân Tiền Giang được thị trường Mỹ chấp nhận chính là một trong những tín hiệu cụ thể đền đáp cho nỗ lực mở rộng thị trường không ngừng nghỉ của ngành Nông nghiệp. Qua đó, đem lại niềm vui, cho bà con nông dân và niềm tin vào các ngành chức năng…

Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực xuất ngoại, không thể không nhắc tới thị trường trong nước. Với 93 triệu dân, đây chính là thị trường ổn định, bền vững nhất mà ngành Nông nghiệp Việt Nam sở hữu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thị trường trong nước dường như vẫn còn ở mức tiềm năng.

Chính vì vậy, để nắm chắc phần thắng trên sân nhà, rõ ràng ngành Nông nghiệp nước ta cần khẩn trương điều chỉnh lại cách tiếp cận thị trường trong nước với tiêu chí nông nghiệp sạch, vì sức khỏe cộng đồng. Từ đó tạo nền tảng vững chắc, đưa ngành Nông nghiệp xuất ngoại thành công.

MẠNH HÀ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Tiếng nói từ cơ sở - Trí Phương - 4 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 4 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 4 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 4 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 4 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.