Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “nhà giáo” không lương

PV - 10:06, 21/11/2018

Nằm giữa thành phố Nha Trang sầm uất, ít ai biết được rằng, có một nơi trước đây từng bị bóng tối của đói nghèo, ma túy bủa vây, đó là khu phố Trường Phúc, phường Vĩnh Phước. Suốt 15 năm qua, bằng tâm huyết của mình, các nhà giáo quân hàm xanh Đồn Biên phòng Cầu Bóng, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã kiên trì gieo con chữ để thế hệ tương lai có một cuộc sống sung túc hơn, tử tế hơn.

Bài 2: Nhà giáo quân hàm xanh  kiên trì gieo con chữ

Thắp sáng vùng tối

Nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang không xa, nhưng Trường Phúc là thế giới rất khác. Khi màn đêm buông xuống, dưới ánh điện nhập nhòa, những mái nhà lụp xụp nằm tĩnh lặng, buồn hiu hắt, đối lập hoàn toàn với phố xá ngoài kia. Các chiến sĩ

Đồn Biên phòng Cầu Bóng kể lại, khoảng 15 năm về trước, khu vực này rất hẻo lánh nên các đối tượng nghiện ma túy thường dạt về đây để hút chích. Nhiều trẻ em nghèo cũng bị lôi cuốn vào con đường nghiện ngập.

Thiếu úy Lê Hồng Việt giảng bài cho em nhỏ lớp tình thương. Thiếu úy Lê Hồng Việt giảng bài cho em nhỏ lớp tình thương.

Để giúp các trẻ em nghèo tránh xa tệ nạn, các chiến sĩ Biên phòng đã mượn nhà văn hóa nơi đây làm lớp dạy học, vận động các em đến lớp. Lớp học ban đầu chỉ vài người, nay thường xuyên có trên 30 học sinh theo học.

Và từ đó đến nay, cứ khoảng 7 giờ tối, từ các ngả đường bê tông men sườn núi Sạn, những đứa trẻ nhà nghèo đã dắt nhau về đây tìm con chữ. Phòng học duy trì được 33 đứa trẻ nhưng được chia thành năm khối lớp. Tấm bảng to phía trước được thầy giáo vạch làm 5 ô cho 5 nhóm lớp. “Hôm nay, nhóm lớp 5 làm bài tập toán; nhóm lớp 4, lớp 3 ôn cho thầy bài học tự nhiên xã hội; lớp 2 học Giáo dục công dân. Còn lại các con lớp 1 nghe thầy đọc bài để viết chính tả”, Thiếu úy Lê Hồng Việt đứng lớp dặn dò các em. Sau lời dặn của thầy, các em học sinh răm rắp làm theo, những mái đầu lô nhô cao, thấp, liên tục ngẩng lên, cúi xuống, cặm cụi đọc, viết.

Thiếu úy Lê Hồng Việt tâm sự: “Từ trước đến nay, nơi đây nổi tiếng là tâm điểm tệ nạn ma túy của TP. Nha Trang. Để triệt phá tệ nạn, đơn vị liên tục tuần tra, phối hợp với Công an nỗ lực truy quét ráo riết song vẫn đâu vào đấy. Cái chính bây giờ là phải giáo dục người dân. Điều mà chúng tôi luôn trăn trở là số phận các em nhỏ. Lớp học của chúng tôi đã thu hút được rất đông các cháu về đây tránh được tệ nạn, các em học tập để có tương lai đẹp hơn, đó là niềm vui lớn”,

Còn theo Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng, cũng là thầy giáo đứng lớp cho hay, khu phố Trường Phúc có đến 80% người dân không có việc làm ổn định. Cuộc sống khó nghèo luẩn quẩn, khiến nhiều người mất cả phương hướng. Khi thì lăn xả làm bất cứ công việc gì, kể cả phạm tội để kiếm cơm. Lúc lại lao vào tệ nạn cờ bạc, chơi bời nhậu nhẹt. Những đứa trẻ ra đời, lớn lên không chỉ thiếu thốn vật chất mà còn thiếu sự quan tâm, chăm sóc của những người làm cha mẹ. Lớp học chỉ mong là nơi quay về của những đứa trẻ bất hạnh. Mong rằng, những con chữ do chúng tôi dạy sẽ góp thêm ánh sáng soi đường cho các em nơi vùng đất này.

Chắp cánh những ước mơ!

Bao năm nay, từ lớp học tình thương này đã chắp cánh cho nhiều em nhỏ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách Nhà văn hóa Trường Phúc không xa, căn nhà của vợ chồng em Nguyễn Thị Tươi, tuy nhỏ nhưng khá đầm ấm.

Bộ đội Biên phòng tặng quà, giấy khen cho thành viên lớp học tình thương. Bộ đội Biên phòng tặng quà, giấy khen cho thành viên lớp học tình thương.

Khi chúng tôi khơi lại chuyện cũ, Tươi xúc động kể, hồi đó, nhà nghèo, ba bỏ đi theo người phụ nữ khác. Phần mẹ, ai thuê mướn gì, làm nấy, chỉ mong có được bữa cháo, bữa rau. Bốn chị em Tươi lớn lên không hề biết đọc, biết viết. Các chú bộ đội và cán bộ khu phố đến nhà năm lần, bảy lượt gọi đi học nhưng em không chịu đi. Sau biết các bạn đến lớp mỗi tháng đều được nhận tiền, được tặng quà với gạo, mì gói, đường, sữa. Thấy ham nên em đã tự dắt 3 đứa em nhỏ cùng vào lớp.

“Khi mới lớn, chúng em chưa được ai dạy dỗ để biết điều gì là đúng, là sai, cũng không biết sợ đụng tới ma túy là phạm pháp. Khi vào lớp học, chúng em được thầy quan tâm, dạy dỗ, căn dặn đủ điều. Hễ thấy vắng ở lớp là thầy đến nhà hỏi han, nghe bạn nào đau bệnh là thầy đến chăm sóc, cho uống thuốc”, Tươi chia sẻ thêm.

Tiếp lời của con gái, chị Hồ Thị Lan, mẹ của Tươi tâm sự, giờ đây, hơn ai hết, chị biết ơn những thầy giáo bộ đội. Bốn đứa con chị đều lớn lên từ lớp học của các chú bộ đội. Nếu không đi học, con không biết viết, biết làm toán thì không thể đi ra ngoài làm ăn, buôn bán để có cuộc sống no đủ. “Điều tôi mừng nhất, được các chú, các anh chỉ dạy, con tôi biết đọc sách, báo, biết tìm hiểu điều hay, lẽ phải, biết sống tử tế với mọi người nên cháu mới bớt khổ, cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc. Chuyện này trước đây tôi không tin mà giờ đã thấy”, chị Lan cảm kích thổ lộ.

Không chỉ Tươi, 3 đứa em của Tươi trưởng thành từ lớp học tình thương, mà rất nhiều trẻ em nghèo nơi đây, xem lớp học này là mái nhà chung, nơi nuôi dưỡng niềm tin, hy vọng. Ông Huỳnh Phúc, Tổ trưởng Tổ dân phố 18 khu dân cư Trường Phúc cho biết: “Gần 15 năm qua, lớp học tình thương này, đã trở thành “tấm lá chắn”, bảo vệ các em nhỏ tránh được cạm bẫy của các đối tượng hút chích. Từ lớp học này, hàng trăm đứa trẻ nghèo đã lớn lên, trưởng thành, vào đời, tự thân vận động mưu sinh, tạo lập cuộc sống khá ổn định. Hy vọng rằng, lớp học này vẫn luôn duy trì để ngày càng nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận con chữ, tìm cơ hội đổi đời”.

L .HƯƠNG - X.HƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, trong đó, những thí sinh đang học lớp 12 năm học 2023 - 2024 sẽ chính thức đăng ký dự thi từ 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5 theo hình thức trực tuyến.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 13 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 13 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 13 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 13 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 13 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 13 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 14 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 14 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.