Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngọn lửa ấm và nhịp chiêng thiêng

PV - 16:14, 05/02/2019

Đêm ấy, tôi ngủ lại buôn làng Châu Mạ. Nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng già làng K’Noi-Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy.

Giữa khuya, khuya lắm rồi, tôi bất chợt tỉnh giấc. Mở mắt nhìn về giữa sàn, bếp lửa khơi lên từ đầu hôm vẫn âm ỉ cháy. Bà Ka Lý ngồi đó trầm ngâm như pho tượng. Những tàn lửa tí tách lóe sáng soi lên ánh mắt người đàn bà Châu Mạ, mông lung và thẳm sâu. Cách dăm lát nứa sàn, già K’Noi cũng tựa vách im lìm. Giữa vòm ngực trần vạm vỡ của ông là chiếc chiêng đồng lên nước bóng loáng. Già K’Noi mân mê chiếc chiêng trong tay. Tôi nằm im không dám trở người, sợ làm hỏng mất khoảng khắc phiêu du của đôi vợ chồng người già giữa rừng già. Chiếc chiêng đồng, ngọn lửa và sống động những xúc cảm trong tâm tưởng của họ. Bà Ka Lý vẫn lặng lẽ ngắm ngọn lửa. Già K’Noi vung nhẹ bàn tay, vỗ lên mặt chiêng. Tiếng đồng trong không gian khuya thập thùng dịu tai. Già cố ý không vỗ mạnh tay sợ làm tôi thức giấc…

Bao lâu rồi, tôi mãi không quên hình ảnh đầy gợi cảm và bí ẩn trong đêm rừng Lộc Bắc. Đêm có tiếng chiêng dịu dàng quấn quyện cùng ngọn lửa ấm trong ngôi nhà dài. Đêm có hai người già, người chồng tám lăm mùa rẫy và người vợ cũng đã gần tám mươi. Để rồi, thêm mỗi đêm rừng Tây Nguyên huyền ảo, tôi lại gặp những con người miền thượng và những bếp lửa âm vang tiếng chiêng. Ở xứ sở này, lửa và chiêng, hai thực thể khác nhau nhưng không thể thiếu nhau. Ngọn lửa nuôi tiếng chiêng. Chiêng cũng chỉ có thể hồn nhiên tự tình, chuyển tải thông điệp thiêng liêng bên lửa…

* * *

Lửa của rừng là ngọn lửa thiêng. Trong quan niệm cổ sơ của người Tây Nguyên, vũ trụ bao gồm ba tầng: tầng trời, tầng người sống và tầng người chết. Cao nhất trên cùng chính là tầng trời, nơi cư ngụ của các vị thần. Đứng đầu trong các thần là Yàng N’Du, vị thần khai sáng và quyền năng tối thượng. Bên dưới thần N’Du là các vị thần khác ngự trị bao đời nay trong đời sống tâm linh của đồng bào: thần Mặt Trời, thần Nước, thần Núi, thần Đất, thần Lúa… và thần Lửa. Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, lửa đã thắp sáng tâm linh của họ. Họ hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí. Trong những đêm trường gió hú, ngọn lửa hiện hữu xua tan tăm tối, và góp thêm vào những tầng giá trị văn hóa của cư dân giữa không gian núi rừng.

Baodantoc_e_de

Từng chứng kiến lễ cúng gọi thần Lửa mới cảm nhận được giá trị thiêng liêng của lửa trong đời sống tâm linh của đồng bào. Đêm hành lễ bắt đầu với sự tụ họp của dân làng ở nơi trang trọng nhất. Ba hồi tù và cất lên xao động cả góc rừng. Một vòm sáng bừng như từ cổ tích. Già làng đứng giữa vùng ánh sáng duy nhất ấy với dáng vẻ uy nghi. Dân buôn hướng dồn mắt về phía già, về không gian thiêng và lắng nghe tiếng cầu khấn chuyển tải tâm nguyện của cộng đồng: “Ơ… Yàng…! Hỡi thần Lửa linh thiêng…! Khắp bốn phương Ngài đang ở đâu? Đang trú ngụ ở những cánh rừng phía Đông hay thung lũng phía Tây. Dù Ngài có ở xa cách năm ngọn đồi, bảy con suối. Chúng con đang làm lễ cúng Ngài. Tre nứa chúng con để sẵn. Đá thiêng chúng con để sẵn. Củi rơm chúng con để sẵn. Chờ Ngài cho lửa. Ngọn lửa sẽ giúp xua đi màn đêm tăm tối. Đem ánh sáng và may mắn về cho buôn làng. Hỡi thần Lửa linh thiêng!…”. Sau lời khấn, chính tay già làng giết gà, trâu, heo hoặc dê hiến tế, dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những ngọn đuốc đã được chuẩn bị sẵn và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Lửa từ tay người già truyền cho một chàng trai trẻ khỏe mạnh và giỏi giang nhất. Lửa sáng lên, thắp sáng mọi ngõ ngách tối tăm. Ngọn lửa được chia về từng bếp nhà sàn. Thần Lửa đã chứng kiến, tiếp nhận lời khẩn cầu và cho phép đêm hội bắt đầu…

Sau lễ cúng gọi thần Lửa bao giờ cũng là lễ cúng gọi thần Chiêng. Già làng lại cất lời khấn: “Ơ… Yàng…! Hỡi thần Chiêng linh thiêng! Đang ngự trong các chiêng to, chiêng nhỏ, chiêng mẹ, chiêng con. Có cái ăn cái để, biết nói, biết nghe, biết làm theo điều phải là nhờ ơn thần… Xin đa tạ và mời thần về dự. Hôm nay buôn làng mở hội mừng được mùa. Sẽ có heo, có dê, có trâu tế lễ, có rượu cần ngon để cúng. Xin mời gọi thần về. Buôn làng sẽ rất vui. Xin thần cho hạ giàn chiêng xuống và đánh lên vang dội núi rừng…”. Kết thúc lời khấn, già làng dùng máu con vật hiến tế bôi lên mỗi mặt chiêng và quay về hướng cây nêu tuyên bố lời khấn thần Chiêng đã được ứng nghiệm. Giàn chiêng được hạ xuống. Tiếng chiêng đồng loạt ngân lên, hòa điệu, lúc trầm hùng, lúc bay bổng phiêu linh…

Với đồng bào Tây Nguyên, cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ đặc sắc và độc đáo mà còn là một linh vật. Đồng bào tin rằng, trong mỗi mặt chiêng đều có sự ngự vì của thần linh, chiêng càng cổ xưa thì sức mạnh của thần linh càng lớn. Âm thanh cồng chiêng được xem là ngôn ngữ diệu kỳ để con người giao cảm với các vị thần của họ. Thần Chiêng có thể bảo hộ, trợ giúp con người được ấm no, hạnh phúc nhưng cũng có thể giận giữ, trừng phạt nếu ai đó xúc phạm đến sự thiêng liêng. Chiêng hiện hữu trong mọi ngóc ngách đời sống của người Tây Nguyên, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Chiêng đến với người lúc hạnh phúc, sướng vui. Lúc khổ đau, bất hạnh chiêng cũng đến để vỗ về, chia sẻ. Chiêng rung nhịp vui khi làng buôn được mùa bội thu, dựng nhà mới, đón khách quý, mừng trẻ chào đời. Chiêng não nề khóc đưa linh người già tạ thế. Chiêng than thở khi làng buôn gặp chuyện không vui. Trong dân ca Tây Nguyên có khúc hát rất hay: “Tiếng chiêng nhỏ, chiêng to, cồng con, cồng mẹ hòa vào nhau. Như mưa như gió. Lúc nghe nhẹ như nước chảy. Lúc nghe êm dịu như gió chiều. Lúc nghe ầm ầm như thác đổ, như sấm rền tháng Tám. Đánh to, tiếng chiêng luồn vào rừng sâu, bò lên núi cao. Đánh chậm, tiếng chiêng trườn trên đồng cỏ. Thú rừng quên ăn, quên uống, ngẩng đầu nghe tiếng chiêng…”.

Trong những đêm rừng, tiếng chiêng luôn rộn rã đồng hành bên ánh sáng ấm áp của ngọn lửa. Thần Lửa và thần Chiêng hòa hợp bên nhau và sẻ chia với đời sống tâm linh đồng bào Tây Nguyên. Lửa sáng đến đâu, âm thanh của chiêng lan tỏa đến đó. Những đêm hội buôn làng, ngọn lửa rực sáng cả một góc núi rừng, giàn chiêng vây quanh bập bùng và vòng người tạo thành vòng xoang xoắn xuýt. Cộng đồng hòa cảm…

* * *

Tôi nhớ về hình ảnh hai người già K’Noi-Ka Lý trong đêm rừng Châu Mạ như nhớ về không gian nối tình chiêng và lửa. Có thể hai người già ấy không hề biết có một vị thần từ trong thần thoại xa xưa đã từng mang lửa đến thắp sáng loài người. Có thể họ cũng chưa hề biết không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là Di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Điều họ biết là đêm ấy cũng như mỗi đêm rừng đã qua trong cuộc đời, tiếng chiêng vẫn quấn quyện cùng ngọn lửa, lửa chiêng đồng điệu. Đêm có hai người già lặng lẽ. Họ cứ ngồi như thế, không cất một lời nào, nhưng tôi cảm nhận đang có vùng giao cảm tâm tưởng. Ngọn lửa và tiếng chiêng là nhịp cầu chuyển tải tâm tình của họ. Đó có thể là những dòng ký ức về tháng ngày đã qua. Đó có thể là những tâm sự ẩn chìm chưa hề chia sẻ. Đó có thể là niềm tiếc nuối khi một mai họ rời xa nhau như chiêng rời xa lửa. Ngọn lửa hòa tiếng chiêng gần trọn đời người. Lửa sẽ tắt khi tiễn hồn chiêng, chiêng bặt tiếng khi chiêng mất lửa. Lửa xa chiêng, lửa không còn là ngọn lửa ấm. Chiêng xa lửa, chiêng cũng chỉ còn là những âm thanh vô hồn.

Không giống vợ chồng già K’Noi trọn đời giữa buôn làng, bạn tôi, một người trẻ Tây Nguyên là nhạc sĩ Krazan K’Plin sang Mỹ định cư. Rời buôn làng, anh không mang gì, chỉ mang theo một bộ chiêng Droong có tuổi hai thế kỷ cha ông truyền lại. Qua email, con chữ K’Plin bùi ngùi: “Mình nhớ chiêng quá!” Thì ra, mấy năm rồi, giàn chiêng anh mang từ buôn làng Cơ-ho của mình vẫn im lìm trên vách nhà bê tông ở vùng California không hề lên tiếng. K’Plin chỉ nói ngắn thôi nhưng tôi hiểu tâm sự của người con Cơ-ho tha hương. Chiêng chẳng còn là chiêng, chiêng sẽ trở thành những thanh âm lạc điệu và vô cảm khi đã rời buôn làng, rời cộng đồng, rời cánh rừng xa, rời con suối gần, rời bếp lửa đêm rừng… mãi mãi…

UÔNG THÁI BIỂU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 9 phút trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 24 phút trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 30 phút trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 44 phút trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 49 phút trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 53 phút trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 56 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 59 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.