Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nghĩa Đảng, tình Dân trên đất Lâm Đồng

Uông Thái Biểu - 20:23, 16/04/2020

Đầu tư cho những vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng đồng bào các DTTS không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm, là sự đền đáp ân nghĩa với đồng bào. Từ Những chủ trương lớn, các chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai hàng loạt các chương trình đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vùng đồng bào DTTS.

Một góc xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Vùng căn cứ thuộc chiến khu D trong kháng chiến chống Mỹ) hôm nay.
Một góc xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Vùng căn cứ thuộc chiến khu D trong kháng chiến chống Mỹ) hôm nay.


Dân tin Đảng, một lòng theo Đảng 

Xã Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm) là mảnh đất kiên trung, một căn cứ địa đi qua cả hai cuộc kháng chiến giành độc lập cho Tổ quốc. Ở Lộc Lâm này, nhà nào cũng có người làm cách mạng, người dân nào cũng theo Đảng, cũng thờ Bác Hồ. Bà con chỉ nghe theo lời Đảng, lời Bác, quyết tâm xây dựng lực lượng, dũng cảm chiến đấu bảo vệ buôn làng.

Từ năm 1961 cho đến hôm nay, tất cả các gia đình ở xã Anh hùng này luôn treo ảnh Bác Hồ trong ngôi nhà của mình như một sự biết ơn, một lời nhắc nhở. Tôi đã từng lên khu đồi nhỏ ở trung tâm xã Sơn Điền thuộc huyện Di Linh và chứng kiến tấm bia bằng đá khắc dòng tên những người con dân tộc Cơ-ho của vùng đất này đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tôi cũng đến với Đồng Mang, Đạ Tro, K’Long K’Lanh… những tên đất đã trở thành huyền thoại, nơi nuôi giấu những chiến sĩ cách mạng như Chế Đặng, Đinh Sỹ Uẩn. Những năm 1967 - 1969, hàng trăm trai gái trong các buôn làng nơi đây đã đi cứu thương, tiếp lương, tải đạn phục vụ chiến trường, hoạt động suốt tuyến Quốc lộ 21, nối Nam Tây Nguyên với chiến khu D và Trung ương cục miền Nam. Đội quân ấy là những chiến binh dũng cảm của Đoàn H50 Anh hùng nổi tiếng một thời…

Vùng thượng nguồn Đồng Nai thấm máu này, dòng sông nào, ngọn núi nào cũng in dấu một thời bom đạn. Tên làng buôn nào cũng được ghi lại bằng những trang sử hào hùng. Đó là những kỳ tích của một thời oanh liệt và cũng là những ký ức đậm tình dân với Đảng, với Bác, với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Đảng vì dân, giúp dân đổi đời

Lúc sinh thời, Đại tướng Mai Chí Thọ trong một lần về thăm lại chiến trường xưa, đã xúc động nói: “Vùng đất Lâm Đồng đã góp nhiều máu xương, công sức cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Không bao giờ được quên những sự hy sinh của đồng bào Cơ-ho, Mạ, S’Tiêng…”.

Còn bà Ka Nhir - người phụ nữ Cơ-ho ở buôn Bơ Nơm, xã Sơn Điền, Di Linh nói lời chân thành: “Ngày xưa, người dân Cơ-ho chúng tôi khổ lắm, tăm tối lắm. Các cán bộ và bộ đội về lập căn cứ, dạy dân đánh giặc và hứa, sau này thống nhất đất nước sẽ giúp dân xây dựng đường sá, trường học, cho thầy thuốc về chữa bệnh. Đúng như lời hứa năm xưa, giờ đây tất cả những điều ấy đều đã có ở làng buôn”.

Sau ngày nước nhà thống nhất, từ những chủ trương lớn, các chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai hàng loạt các chương trình đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vùng đồng bào DTTS.

Theo số liệu của UBND tỉnh Lâm Đồng, từ các nguồn vốn khác nhau, Trung ương và tỉnh đã chi hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư khai hoang trên 10.000ha đất cho hàng ngàn gia đình lập vườn hộ cùng với giao khoán 297.400ha rừng cho 11.810 hộ đồng bào DTTS quản lý, bảo vệ. 300.000 người nghèo được hưởng lợi từ hơn 3.000 công trình nước sạch. 100% số xã có điện lưới quốc gia. Gần 90% số hộ nông thôn, trong đó số đông là đồng bào DTTS được dùng điện. 103/145 xã có bưu điện văn hóa; 100% số xã có điện thoại, trường học và trạm y tế; 85% địa bàn được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 908.205 lượt người DTTS ở vùng khó khăn được cấp thẻ BHYT. Hơn 25.000 hộ nghèo được đầu tư hoàn toàn hoặc hỗ trợ xây dựng nhà ở. 19.031 lượt học sinh con em đồng bào DTTS đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được hỗ trợ kinh phí. 

Tỉnh đã tạo mọi điều kiện để con em đồng bào được học tập, phấn đấu và cống hiến, nhiều người đang giữ những trọng trách quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền và các đoàn thể…

Đến thời điểm này, tất cả 147 xã, phường trong toàn tỉnh đã có đường ô tô vào tận trung tâm. Các quốc lộ, tỉnh lộ đã nối mạng thông suốt Lâm Đồng với nhiều vùng trong nước. Những vùng chuyên canh chè, cà phê, tiêu, điều có thêm điều kiện giao thương, hạ giá thành sản xuất và nâng cao giá trị hàng hóa. Quê hương đồng bào Mạ ở Lộc Tân (Bảo Lâm) là hình mẫu của nông nghiệp công nghệ cao về buôn. Đạ Đờn (Lâm Hà) đã có nhiều nông dân trở thành tỷ phú. Huyện miền núi nghèo Đạ Huoai trở thành vùng công nghiệp…

Hòa Bình, Đảng đưa ánh sáng về tận những nơi xa xôi, heo hút và đầu tư biết bao trí tuệ, công sức nhằm mang lại cuộc sống hạnh phúc cho đồng bào. Niềm tin, lòng biết ơn và sự trung thành của dân với Đảng và Bác Hồ kính yêu được hình thành từ những cơ sở sâu sắc và bền vững ấy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Tin nổi bật trang chủ
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 3 phút trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 10 phút trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 6 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 11 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 12 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 12 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.