Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật hát Tiều của người Hoa ở Chợ Lớn

PV - 10:37, 30/10/2018

Cộng đồng người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung, khu vực Chợ Lớn nói riêng có nền văn hóa nghệ thuật phát triển rất phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang đậm nét Trung Hoa truyền thống. Trong đó có hát Tiều là thể loại ca kịch độc đáo của người Hoa vẫn được bảo tồn, phát triển và thường được biểu diễn vào dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu…

hát Tiều Các diễn viên Đoàn Ca kịch Thống Nhất Quảng Triều biểu diễn màn “Bát tiên chúc thọ”.

Tại TP. Hồ Chí Minh, người Hoa sống tập trung đông nhất ở khu vực Chợ Lớn thuộc quận 5. Trong quá trình sinh sống cộng cư với các dân tộc Kinh, Khmer và Chăm ở Nam bộ nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng, văn hóa nghệ thuật của người Hoa vừa có sự hội nhập, vừa luôn được bảo tồn, phát triển với các loại hình dân ca (hát Quảng, hát Tiều) dân vũ (múa lân-sư-rồng) và các loại nhạc cụ truyền thống Trung Hoa rất đặc sắc.

Theo các nghệ nhân người Hoa cho biết, Trung Quốc có ba dòng kịch chính, đó là Kinh Kịch, loại kịch của Bắc Kinh, được hát bằng tiếng Quan Thoại (phổ thông ngữ); Việt Kịch của hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, hát tiếng Quảng (hát Quảng); Triều Kịch là sân khấu của Triều Châu, hát tiếng Tiều (hát Tiều). Tại Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây Nam bộ, đa số người Hoa không biết tiếng Quan Thoại (phổ thông ngữ), nên bà con chỉ thích hát Tiều, hát Quảng, không thích Kinh Kịch.

Hát Tiều xuất hiện tại Nam bộ nói chung và Chợ Lớn nói riêng vào đầu thế kỷ XX, do những đoàn Triều Kịch lưu diễn đến từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Trong quá trình lưu diễn, một số diễn viên của các đoàn Triều Kịch đã ở lại Việt Nam rồi nhớ nghề mà lập nên những gánh hát Tiều tại Nam bộ và Chợ Lớn sau này.

Trong hát Tiều cũng như một số loại hình nghệ thuật khác của người Hoa ở Chợ Lớn, được phân làm hai loại, đó là loại sang và bình dân. Đối với loại bình dân thường được tổ chức biểu diễn ở sân khấu các ngôi chùa, miếu; còn loại sang hơn thì được gánh hát thuê hẳn những rạp hát để biểu diễn.

Ban nhạc trong gánh hát Tiều thường được chia thành hai đội, là đội tùa lò cấu và đội hí. Đội tùa lò cấu gồm các loại trống và thanh la, đại la, đại bát, tiểu bát, thâm ba, nguyệt la được bố trí ngay phía trên sân khấu. Đây là đội có nhiệm vụ đánh những bản nhạc mang tính tâm linh nhưng rất sôi động, tạo sự hào hứng để mở màn, làm sạch sân khấu, đuổi tà ma, sự xui xẻo, hoặc sử dụng trong các đoạn vở diễn có cảnh rượt đuổi, để chuyển cảnh, màn diễn mới.

Đội hí gồm các loại nhạc cụ thuộc bộ dây như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn tam, đàn nhị, đại sô na, tiểu sô na, tần cầm, tiêu, thập lục, như huyền, trúc huyền, bàn hồ được bố trí phía bên phải của sân khấu. Đây là dàn nhạc chính, đánh các bài bản theo từng vai diễn.

Đặc điểm của hát Tiều là diễn luôn một mạch từ 7 giờ tối hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau, với phần mở màn bao giờ cũng là tiết mục “Bát tiên chúc thọ”, do xuất phát từ quan niệm cát tường hý, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của giới quý tộc thời phong kiến. Nói chung, diễn xuất trong hát Tiều cũng na ná như Kinh Kịch, Việt Kịch và có nhiều điểm giống với diễn tuồng, hát bội của Nam bộ, nghĩa là diễn viên vừa ca, vừa diễn xuất điệu bộ…

hát Tiều Tiết mục hát Tiều của các diễn viên người Hoa trên sân khấu Trung tâm Văn hóa quận 5 (TP. Hồ Chí Minh).

Trước đây, các gánh hát Tiều thường diễn những vở lấy từ các tích truyện của Trung Hoa trong lịch sử như “Tiết Nhơn Qúy”, “Tiết Đinh San”, “Mộc Quế Anh”, “Mạnh Lệ Quân”, “Triệu Ngũ Nương”, “Trần kim mẫu đơn”, “Giả kim mẫu đơn”, “Quách Tử Nghi”, “Chị ba Lưu”…

Nhưng, từ sau 1975 tới nay, trong kịch mục, đã có thêm những vở được dịch từ kịch bản cải lương Nam bộ sang hát tiều như: “Lý Thường Kiệt”, “Tô Ánh Nguyệt”, “Người đẹp trong tranh”, “Tấm Cám”, “Đời cô Lựu”, “Nguồn sáng trong đời”, “Tấm lòng cuả biển”, “Câu thơ yên ngựa”…, với sự tham gia diễn xuất tài hoa của nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng như: Lâm Chấn Oai, Lương Ngọc Yến, Phù Ỷ Hà, Ngộ Lục Hoa, Lương Tuấn Huy…, tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc mới lạ, độc đáo, đầy ấn tượng trong nghệ thuật hát Tiều.

Đặc biệt những năm gần đây, ở khu vực Chợ Lớn-nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Hoa sinh sống, các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị vốn văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống Trung Hoa rất được chú trọng.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, đồng bào người Hoa đã cùng chính quyền, các tổ chức xã hội khôi phục, bảo tồn, phát huy nhiều di sản văn nghệ thuật đặc sắc, trong đó có hát Tiều (Triều Kịch), góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn nói riêng và Nam bộ nói chung.

LƯƠNG ĐỊNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 13 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 13 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 13 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 13 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 13 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 14 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 14 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 14 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.