Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khai thác titan tại Bình Thuận: Lợi bất cập hại

PV - 10:37, 26/04/2019

Bình Thuận là địa phương tập trung hơn 90% trữ lượng titan của cả nước. Vì vậy, nguồn khoáng sản này được kỳ vọng mang tới nhiều lợi ích cho người dân. Tuy nhiên do những vướng mắc về quy hoạch và quản lý khai thác, vấn đề này lại đang gây ra nhiều hệ lụy.

Người dân bức xúc

Những ngày này, đi dọc tuyến đường ven biển từ huyện Bắc Bình đến TP. Phan Thiết (Bình Thuận) có thể dễ dàng gặp những khung cảnh tan hoang, nhếch nhác. Nhiều đồi cát đang bị đào bới nham nhở; máy móc, lều trại ngổn ngang; những cánh rừng ven biển chết rũ, trơ trụi.

Ông Nguyễn Đình Bắc ở huyện Bắc Bình than thở: “Từ khi có doanh nghiệp về khai thác titan, cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn. Không khí ô nhiễm, nguồn nước cạn kiệt, cây cỏ không sống nổi”.

Nhiều vùng đất ở Bình Thuận bị đào sới khai thác titan. Nhiều vùng đất ở Bình Thuận bị đào sới khai thác titan.

Theo đánh giá của các bộ, ngành chức năng, trữ lượng quặng titan trên địa bàn Bình Thuận đạt gần 600 triệu tấn, nằm trên diện tích rộng khoảng 101.227ha, chủ yếu tập trung tại các đồi cát, rừng phòng hộ ven biển. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 14 khu vực được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến. Có 4 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, thời gian qua, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại các doanh nghiệp này. Cụ thể: Công ty TNHH Đức Cảnh vi phạm về thiết kế khai thác, không thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, khai thác ra ngoài diện tích cho phép gần 1.500m². Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn khai thác titan ở khu phố Long Sơn, phường Mũi Né (TP. Phan Thiết) khi chưa có giấy phép khai thác sử dụng các nguồn nước, chưa nộp tiền cấp quyền khai thác và nộp thuế tài nguyên, lập bản đồ hiện trạng khai thác không đúng thực tế. Công ty TNHH Tân Quang Cường với dự án mỏ titan ở Nam Suối Nhum, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) chưa có giấy phép khai thác sử dụng nước mặt… Không chỉ vi phạm về thiết kế, bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp còn không đóng các khoản phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác lậu titan thời gian qua cũng xảy ra khá phổ biến, gây bức xúc tại địa phương.

Kiến nghị quy hoạch lại

Theo quy hoạch của Chính phủ, diện tích thăm dò, khai thác, chế biến titan đến năm 2020, có xét tới năm 2030 tại Bình Thuận là 19.527ha, đưa vào dự trữ là 82.700ha. Những diện tích này không được sử dụng vào mục đích khác khi chưa có ý kiến của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, hầu hết diện tích thăm dò, khai thác, dự trữ titan trên đều chồng lấn vào các quy hoạch ngành về phát triển đô thị, năng lượng, du lịch, nông-lâm nghiệp theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận” đã được Chính phủ phê duyệt.

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: “Hiện Bình Thuận có 3 dự án trọng điểm phát triển du lịch, tổng diện tích của các dự án này là 2.500ha, vốn đầu tư gần 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự án này đều có diện tích chồng lấn vào khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, dự trữ titan của Chính phủ. Điều này ảnh hưởng lớn tới chính sách đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”.

Bên cạnh đó, công nghệ khai thác, chế biến quặng titan tại Bình Thuận hiện còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đặc biệt là nước. Hầu hết các mỏ quặng nằm dưới đồi cát ven biển, cách xa sông, hồ. Để có nước tuyển quặng, các doanh nghiệp đều phải dùng nước giếng khoan. Với một tỉnh vốn khô hạn, thiếu nước triền miên như Bình Thuận thì việc khai thác nước ngầm ồ ạt để tuyển quặng khiến tình trạng khô hạn, sa mạc hóa tại địa phương ngày càng nghiêm trọng, hầu hết quặng titan sau khi khai thác chỉ xuất thô, giá thành thấp.

“Với giá bán chỉ khoảng 700.000 đồng/tấn như hiện nay cộng với công nghệ chế biến, khai thác lạc hậu thì ngành công nghiệp sản xuất titan tại Bình Thuận rất kém hiệu quả, vừa gây lãng phí tài nguyên, vừa tác động tiêu cực nhiều mặt tới môi trường, kinh tế-xã hội. Vì thế, chúng ta nên giữ lại titan trong lòng đất để sau này khai thác, chế biến bằng công nghệ tốt hơn và chuyển những diện tích có titan sang phát triển các ngành kinh tế khác cho hiệu quả”, một chuyên gia về năng lượng nhận định.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã có nhiều văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan sớm điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến titan trên địa bàn tỉnh. Mới đây, tại buổi làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tỉnh ủy Bình Thuận tiếp tục đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm quan tâm xem xét, cho chủ trương giải quyết vấn đề này. “Do quy hoạch tại Quyết định số 1546/QĐ-TTg và Quy hoạch dự trữ khoáng sản theo Quyết định số 645/QĐ-TTg liên quan đến nhiều địa phương và rất nhiều loại khoáng sản, trong khi việc điều chỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chỉ tập trung vào khoáng sản titan. Nếu chờ điều chỉnh một lần cho tất cả thì sẽ rất lâu, trong khi nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên đang rất bức xúc. Vì thế Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến với Chính phủ quan tâm cho chủ trương điều chỉnh để địa phương làm cơ sở triển khai, thực hiện”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận kiến nghị.

NGÂN TỰ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 10 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 15 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 16 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.