Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hướng đi mới cho cá tầm ở Sơn La

Hồng Phúc - 16:29, 05/11/2019

Tận dụng diện tích lòng hồ thủy điện Sơn La, người dân xã Mường Trai, huyện Mường La đang phát triển hướng nuôi cá tầm thương phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lòng hồ thủy điện Sơn La là điều kiện thuận lợi để nuôi cá tầm.
Lòng hồ thủy điện Sơn La là điều kiện thuận lợi để nuôi cá tầm.

Nhiều điều kiện thuận lợi 

Lòng hồ thủy điện Sơn La phía hạ lưu thuộc bản Lả, xã Mường Trai là khu vực khuất gió, nguồn nước rất sạch, thuận lợi cho việc nuôi cá tầm. Từ năm 2012, tỉnh Sơn La đã triển khai nuôi thử nghiệm, cho thấy kết quả loài cá tầm được nuôi ở môi trường này phát triển tốt, tỷ lệ cá sống khá cao. Đặc biệt, một số loài cá tầm giống quý có thể sinh trưởng tốt, như loài Belgula; cá tầm Nga; cá Le Bao; Lô Rô; Si Ri; RK; SK... có con khối lượng 30 - 40kg. 

Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam - Sơn La là một trong những doanh nghiệp tiên phong nuôi cá tầm theo tiêu chuẩn VietGAP, đã được Trung tâm Chuyển giao công nghiệp và Dịch vụ thủy sản Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào tháng 10/2017. Mỗi con cá tầm sau khi xuất bán đều được công ty gắn mã truy xuất nguồn gốc. Khách hàng có thể quét mã sản phẩm qua các ứng dụng điện thoại thông minh để kiểm tra giống cá, địa điểm nuôi, ngày bắt đầu nuôi. Sản lượng cá tầm trung bình hằng năm của doanh nghiệp này đạt khoảng 500 tấn, với thị trường tiêu thụ rất mạnh tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa...

Ông Cầm Xuân Bưởng, Trạm trưởng trạm Khuyến nông Mường La, cho biết, hiện nay, tại xã Mường Trai có 67 hộ dân, 1 HTX và 1 tổ hợp tác nuôi cá lồng đang hoạt động, với tổng số 230 lồng cá. Hiện cá tầm có giá bán 200 - 400.000/kg tùy loại. Trung bình, mỗi hộ dân địa phương nuôi 8 - 10 lồng cá, có thể cung cấp 4 - 5 tấn cá thương phẩm cho thị trường mỗi năm, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Hướng đi này giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân tái định cư thủy điện Sơn La. 

Ngoài các loại cá giống ở địa phương cũng đang được nuôi nhiều như, trắm, chép, rô phi... các hộ nuôi cá cũng đang phát triển nuôi thêm các loại cá đặc sản khác có giá trị kinh tế cao, như cá lăng, chày, quất, nheo…

Trăn trở trong hướng phát triển bền vững

Tuy nhiên trên thực tế, các hộ gia đình nuôi cá tầm nhỏ lẻ ở huyện Mường La cũng đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, bởi câu chuyện bị ép giá đã quá cũ trong thị trường nông nghiệp, thủy sản khi chỉ trông chờ vào thương lái tư nhân. Hơn nữa, việc nuôi cá tầm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao. 

Để sản phẩm cá tầm vươn tới các thị trường khó tính và có thể xuất khẩu, đòi hỏi phải có kỹ thuật nuôi trồng khắt khe hơn. Vì vậy, cần xác định hướng đi bền vững, cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong việc quản lý, đầu tư có hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm. 

Đặc biệt, địa phương cũng cần có cơ chế khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi thủy sản, hướng tới xây dựng các sản phẩm thủy sản từ cá sông Đà thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang tính đặc hữu vùng.

Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích mặt hồ nuôi cá tầm ở Sơn La sẽ đạt 170ha, sản lượng cá trên 2.700 tấn. Tiềm năng phát triển nuôi cá tầm xuất khẩu mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương, gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hoá có giá trị xuất khẩu.

Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích mặt hồ nuôi cá tầm ở Sơn La sẽ đạt 170ha, sản lượng cá trên 2.700 tấn. Tiềm năng phát triển nuôi cá tầm xuất khẩu mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương, gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hoá có giá trị xuất khẩu.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 2 phút trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
BAC A BANK ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn

BAC A BANK ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội tăng trưởng, bằng nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh được bổ sung đầy đủ và kịp thời, giúp phản ứng “nhanh” với môi trường hoạt động thường xuyên biến đổi, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình tín dụng ngắn hạn “Nhận vốn ưu đãi - Đón đầu thời cơ” với tổng hạn mức lên tới 5.000 tỷ đồng.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Ngày 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Đây là một trong những sự kiện nằm trong Tháng hành động HTX.
Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất đối với người dân, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.