Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội thảo công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 16:46, 08/08/2019

Ngày 08/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị số 45-CT/TW tổ chức Hội thảo “Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Đồng chủ trì Hội thảo có đồng chí: Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị số 45-CT/TW; Đỗ Văn Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW và Chỉ thị 45-CT/TW; Hà Ngọc Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Điểu K’Ré - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Hoàng Thị Hạnh – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương thuộc Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW và Chỉ thị 45-CT/TW; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT) qua các thời kỳ; Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam; lãnh đạo UBND và Ban Dân tộc các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải Miền trung.

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Đảng ta xác định có vị trí chiến lược quan trọng, dành nhiều nguồn lực đáng kể, đầu tư phát triển toàn diện cho vùng DTTS&MN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đời sống đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt, khối đại đoàn kết các dân tộc được chăm lo vững chắc. Tuy nhiên, hiện nay vùng DTTS&MN vẫn đang là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao (63,36% tổng số hộ nghèo cả nước)... Những vấn đề đó đang là nỗi trăn trở, day dứt của nhiều cấp Lãnh đạo, nhất là những người trực tiếp tham mưu về công tác dân tộc.

Hội thảo lần này cần tìm ra những vấn đề cấp bách của vùng DTTS&MN và luận giải vấn đề đó bằng các căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm trả lời thấu đáo một số vấn đề: Vì sao Đảng ta đề ra rất nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn; Quốc hội, Chính phủ thể chế hóa rất nhiều chương trình, đề án, chính sách mà những bức xúc của đồng bào chưa được giải quyết thấu đáo?. Một số nhận định cho rằng, khoảng cách về mức sống của đồng bào DTTS so với vùng phát triển ngày càng gia tăng; chính sách nhiều nhưng do nhiều đầu mối quản lý, không rõ trách nhiệm nên hiệu quả thấp; chính sách nhiều nhưng thiếu nguồn lực thực hiện... Những điều đó có đúng thực tế không? Chúng ta cần đề xuất với Đảng, Nhà nước những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá như thế nào trong thời gian tới?.

Bà Trương Thị Mai - Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội thảo Bà Trương Thị Mai - Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hộ thảo, đại biểu đến từ các địa phương đã tham gia nhiều ý kiến tham luận nhằm đánh giá, làm rõ hơn về công tác thể chế Nghị quyết 24-NQ/TW vào thực tiễn, như: Tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho vùng DTTS&MN và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, kết quả thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS; chính sách giảm nghèo, ổn định dân cư gắn với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng; việc thực hiện chính sách người có uy tín vùng đồng bào DTTS; việc quản lý, sử dụng đất, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; chính sách đào tạo nghề cho thanh niên người DTTS.

Các đại biểu cũng đề xuất nhiều nhiệm vụ, giải pháp gắn với yêu cầu thực tiễn của địa phương như: Cần xác định quan điểm của chính sách dân tộc thời gian tới là đầu tư, không hỗ trợ, cho không như một số chính sách trước đây; phải rà soát lại các chính sách và đánh giá thực chất, qua đó báo cáo với Bộ Chính trị để có những điểm đột phá; việc phân cấp trong thực hiện chính sách cần rõ ràng, rành mạch. Ở cấp Trung ương chỉ nên xây dựng khung chương trình chính sách, còn xây dựng, triển khai cụ thể nên giao cho địa phương để có thể đầu tư trọng tâm, phù hợp với đặc thù của địa phương và của từng dân tộc.

Đại biểu đến từ tỉnh Điện Biên, Đắk Lắk kiến nghị, trong phương hướng nhiệm vụ, phải có chính sách để bà con sống được bằng trồng rừng, gắn cuộc sống với rừng; cần bố trí nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; cần có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS...

Bên cạnh việc nhấn mạnh tới mục tiêu của chính sách dân tộc, ông K’son Phước - nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng chúng ta hiện có quá nhiều chính sách, cần phải tích hợp các chính sách để thực hiện hiệu quả hơn, trong đó cần phải chú trọng đầu tư quy hoạch cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng DTTS; ưu tiên hỗ trợ giúp đỡ xây dựng hoàn thiện các trung tâm cụm xã; cương quyết đưa các hộ dân ra khỏi nơi có nguy cơ bị thiên tai; giải quyết tốt vấn đề di cư tự do, vấn đề về rừng... Ông cho rằng, để giúp các DTTS cần có sự chung tay của Nhà nước và doanh nghiệp, ngay từ bây giờ phải có các chính sách cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất, kinh doanh; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội thảo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, bà Trương Thị Mai - Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW và Chỉ thị 45-CT/TW nhấn mạnh: Việc ban hành, thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm và tập trung nguồn lực rất lớn cho chính sách dân tộc, tuy nhiên qua quá trình thực hiện, nhìn nhận lại, cho thấy kết quả thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Còn nhiều vấn đền cần sự quan tâm, cần có giải pháp tích cực hơn, phải tiếp tục nhận diện một cách đầy đủ, sâu sắc hơn các vấn đề đặt ra trong tình hình mới đối với công tác dân tộc chính sách dân tộc, phải có những giải pháp khả thi hơn, có cách tiếp cận phù hợp hơn.

Với những yêu cầu về giải pháp, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh tới một số vấn đề đặt ra, cần quan tâm đó là: Cuộc sống của đồng bào DTTS sẽ là trung tâm cao nhất, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và cả hệ thống chính trị, trong mối quan tâm đó cần giải quyết được các vấn đề về đói nghèo, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm khoảng cách giàu nghèo, hướng tới phát triển bền vững; hệ thống các chính sách liên quan đến cuộc sống đồng bào DTTS phải được sắp xếp lại, được lồng ghép, nâng cao hiệu quả và được thực hiện trong một cơ chế điều hành hợp lý hơn; phải có chính sách thúc đẩy đặc thù để giải quyết nhanh hơn các mục tiêu mong muốn; các chính sách phải gắn với điều kiện sinh sống, với văn hóa, tập quán tốt đẹp và phát huy được tiềm năng, yếu tố tích cực của cộng đồng.

Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo.

Bà Trương Thị Mai cũng cho rằng, trong quá trình phát triển vùng đồng bào DTTS, cần xem trọng các vấn đề liên quan đến cuộc sống của đồng bào đó là: cần phải tạo cơ hội để bình đẳng; đảm bảo nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng; khắc phục tình trạng du canh du cư; tăng cường chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ người có uy tín làm cốt cán, nòng cốt trong vùng DTTS...

Tổng kết Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cho biết, thông qua hệ thống báo cáo, truyền thông, ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học thời gian vừa qua và qua Hội thảo ngày hôm nay, đã thống nhất được mốt số điểm chính sau: Xác định quan điểm đầu tư cho miền núi là đầu tư cho phát triển, trong đó nguồn lực của nhà nước là quan trọng, quyết định huy động các nguồn lực khác. Về phân cấp, trung ương thì xây dựng chính sách khung và có tính chất khung, còn cụ thể do cấp tỉnh quyết định; thực hiện tăng cho vay, giảm cho không và hỗ trợ có điều kiện; các đại biểu cũng tán thành việc báo cáo với Bộ Chính trị chỉ đạo Chính phủ trình Quốc hội Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể đầu từ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, theo đó ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đánh giá cao các ý kiến phát biểu rất trách nhiệm, tâm huyết, xác đáng và đề xuất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Các ý kiến giúp bổ sung thêm căn cứ, đủ lý lẽ để luận giải những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, có thêm sự đồng thuận để Ban Chỉ đạo báo cáo với Bộ Chính trị và các Bộ, ngành báo cáo với Chính phủ và Quốc hội.

(cema.gov.vn)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Pháp luật - Thiên An - 6 phút trước
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra, chỉ ra hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, cấp phép khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, thanh tra tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại khu công nghiệp (KCN) này.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 10 phút trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16 phút trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 23 phút trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Xã hội - Thùy Linh - 25 phút trước
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế khó phát triển là do tình trạng lạm dụng rượu bia trong vùng đồng bào vẫn còn xảy ra thường xuyên. Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy. Để thay đổi nhận thức và hành vi của bà con, thời gian qua huyện Minh Hóa đã tăng cường vận động bà con hạn chế rượu bia, truyền thông Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tới đông đảo Nhân dân.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Trang địa phương - Như Tâm - 32 phút trước
Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, Ban Chỉ đạo vừa tổng kết các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2024 mừng Chôl Chnăm Thmây; đồng thời công bố “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2025 sẽ được tổ chức tại xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng.
An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Minh Triết - 34 phút trước
Ngày 17/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của BĐBP tỉnh. Đây cũng là Chi đoàn có các hoạt động thiết thực , giúp đồng bào vùng biên giới hiệu quả. Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh tham dự và chỉ đạo Đại hội
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Du lịch - T.Nhân - 1 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, hứa hẹn sẽ có rất nhiều du khách chọn “Thiên đường biển” Quy Nhơn – Bình Định là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón du khách.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 1 giờ trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.