Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều

PV - 18:36, 23/05/2019

Là một nghề truyền thống của đồng bào thiểu số Pa Cô, Vân Kiều sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Đã có thời điểm, nghề bị mai một theo năm tháng, khi giới trẻ chạy theo xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại, người già không mặn mà khi sản phẩm dệt ra không có người mua. Hiện nay, mọi chuyện đã thay đổi khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của huyện ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng. Điều này có được là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén và sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành, chính quyền địa phương…

 Phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm trong những ngày nông nhàn. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN Phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm trong những ngày nông nhàn. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Giữ hồn của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều

Xã A Bung, huyện Đakrông được biết đến như "cái nôi" của ngành dệt truyền thống của đồng bào 

Pa Cô. Vào những năm trước, những khung cửi bị mạng nhện phủ đầy. Giờ đây, khung cảnh ấy được thay thế bằng hình ảnh của các chị, các mẹ đang trò chuyện, những cánh tay thoăn thoắt bên những khung dệt. Những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc được dệt nên bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của các mẹ, các chị, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của người Pa Cô-Vân Kiều được truyền lại từ bao thế hệ cha ông.

Bà Đoàn Thị Nga (50 tuổi), xã A Bung chia sẻ, từ xa xưa, ký ức những bé gái người Pa Cô đã gắn liền với tiếng lách cách của khung cửi và những cuộn chỉ đầy sắc màu. Người con gái Pa Cô trước khi lấy chồng phải tự tay dệt được những tấm vải đẹp mới được đánh giá là người con gái giỏi giang. Đặc biệt, bộ váy cưới chính là kết tinh cao nhất khi người con gái Pa Cô gửi gắm tất cả tình yêu và sự hy vọng về một tương lai tốt đẹp. Chính vì vậy, nghề dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là dệt ra những mảnh vải đẹp để dùng trong cuộc sống và sinh hoạt, nó còn chứa đựng cả linh hồn của người Pa Cô từ bao đời gửi gắm vào đó.

Nhiều thế hệ phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm . Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN Nhiều thế hệ phụ nữ Pa Cô dệt vải thổ cẩm . Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Để dệt nên một tấm vải đẹp, các chị, các mẹ phải mất từ 3-5 ngày, rồi phải mất thêm 2-3 ngày cắt may mới hoàn thiện được nên một bộ trang phục như ý. Mỗi tấm vải là kết quả của sự chắt chiu biết bao mồ hôi, công sức và tình cảm của người làm ra nó. Trang phục truyền thống người Pa Cô, Vân Kiều thể hiện sự chất phác, hồn nhiên, bình dị với núi sông như chính bản chất hiền hòa, đáng yêu của những con người sống trên dãy Trường Sơn. Trang phục của người đàn ông có màu sắc sặc sỡ, nhiều hoa văn. Trang phục của người phụ nữ lại có màu đen và được tô điểm bởi những hoa văn điểm xuyết nhẹ nhàng. Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều quan niệm rằng, mỗi bộ trang phục đều mang trên mình ý nghĩa và sinh mệnh riêng thể hiện điều mà người mặc muốn nói. Đó là sự e ấp, thẹn thùng của cô gái đang tuổi thanh xuân muốn chọn chồng, kén rể; là của người phụ nữ địu con lên rẫy, làm nương; của chàng trai trẻ khoác trên người rực rỡ trong mùa lễ hội, hay những tối hẹn hò dưới trăng với tục đi sim; cũng có thể là của những cụ ông, cụ bà đang ngồi bên hũ rượu cần lắc lư theo điệu nhạc của tiếng đàn Ta Lư, hay điệu dân ca Cha Chấp, A Dên, Tà Oải… trong những ngày hội làng. Những bộ trang phục ấy luôn có mặt trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời mỗi người Pa Cô, Vân Kiều và theo họ suốt cuộc đời.

Tổ sản xuất dệt vải thổ cẩm tại xã A Bung. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN Tổ sản xuất dệt vải thổ cẩm tại xã A Bung. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Chị Kăn Mèo, thôn Ti Nê, xã A Bung tâm sự: "Mấy năm trước, những khung cửi bị gác lên chái bếp bởi không tìm được đầu ra cho những tấm vải dệt kỳ công. Chúng tôi đã rất buồn và cứ nghĩ rằng sau này có lẽ sẽ không còn thấy thế hệ trẻ mang trên người những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình nữa. Rất may, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghề dệt truyền thống của đồng bào được khôi phục, phát triển. Nhờ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông để lại, chúng tôi không chỉ tạo ra được thu nhập cho gia đình mà còn thỏa mãn đam mê và gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ sau. Chị mong rằng, thời gian tới, nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ được cấp trên quan tâm, tạo điều kiện quảng bá hơn nữa để nghề ngày càng phát triển...".

Phát triển nghề dệt truyền thống

Trong Lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Đakrông vừa được tổ chức, các gian hàng trưng bày nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều đã thu hút đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng, mua sắm. Hiện nay, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống ngày càng xuất hiện nhiều trong các hội chợ khắp nơi không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, còn xuất hiện cả trong và ngoài nước. Thành công trên có được chính là sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.

Huyện Đakrông hiện có 3 xã chuyên dệt nghề thổ cẩm, trong đó, hai xã chuyên dệt trang phục truyền thống người Pa Cô và một xã chuyên dệt trang phục truyền thống người đồng bào Vân Kiều. Xã A Bung là địa phương có nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất huyện. Xã đã tập hợp, thành lập được 4 tổ sản xuất chuyên dệt vải thổ cẩm của người Pa Cô với sự tham gia của 25 phụ nữ ở các thôn Cu Tài 1, Cu Tài 2 và Ti Nê… Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ xã A Bung nhiệm kỳ 2015-2020, nghề dệt thổ cẩm đã được đề cập trong Nghị quyết với quyết tâm giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. Từ năm 2018, toàn bộ công chức xã A Bung đã may đồng phục thổ cẩm để mặc vào mỗi ngày thứ 2 đầu tuần trong giờ hành chính và các dịp Lễ, Tết. Nam giới mang áo, phụ nữ mang áo, váy dài. Cách làm này đã góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy ngành dệt truyền thống phát triển…

Những tấm vải dệt thổ cẩm truyền thống với hoa văn độc đáo. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN Những tấm vải dệt thổ cẩm truyền thống với hoa văn độc đáo.
Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Ông Hồ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã A Bung cho biết: Từ khi khôi phục, phát triển ngành dệt truyền thống của đồng bào, bà con rất phấn khởi khi những bộ trang phục truyền thống không chỉ nằm trong phạm vi của xã, còn ngày càng vươn xa được mọi người biết đến. Xã đang tiếp tục tuyên truyền, động viên, khuyến khích các cán bộ, nhân dân, học sinh may, mặc trang phục truyền thống trong các ngày Lễ, Tết và thứ Hai hàng tuần. Qua đó, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích chị em hăng hái phát triển nghề dệt thổ cẩm. Mặt khác, xã đã phối hợp với huyện tăng cường tuyên truyền, quảng bá bằng việc giới thiệu, trưng bày tại các hội chợ thương mại của huyện, tỉnh…

Về Đakrông hôm nay, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống được người lớn, trẻ nhỏ mặc bất cứ nơi đâu. Đó có thể là hình ảnh thấp thoáng xa xa bên những mái nhà sàn hay trên nương, trên rẫy; là màu áo đồng phục rực rỡ được khoác trên mình học sinh trong trường học hay màu áo trầm tối nghiêm túc được khoác trên mình của các cán bộ công chức xã… Trang phục thổ cẩm ngày càng phổ biến, đi vào cuộc sống trong cộng đồng, chứ không chỉ xuất hiện trong các lễ hội của dân tộc như A Riêu Ping, lễ mừng lúa mới, cưới hỏi…

Theo bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, để bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Đakrông đã kêu gọi các tổ chức, dự án nước ngoài quan tâm, hỗ trợ để phát huy, khai thác lại các tiềm năng, lợi thế có sẵn của nghề. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương ngày càng phát triển. Hiện nay, nhiều cơ quan đoàn thể của huyện Đakrông đã sử dụng các sản phẩm dệt để may đồ trang phục công sở, lễ hội và phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Với sự đồng sức, đồng lòng của chính quyền và bà con, nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ hồi sinh, ngày càng phát triển.

(dantocmiennui.com)
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 8 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 8 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 8 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 9 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - T.Nhân - 9 giờ trước
Nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Tại cuộc họp, ông Trần Hòa Nam đề nghị các địa phương nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.