Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay trên quê hương Long Phú

PV - 09:52, 31/10/2018

Là địa phương có gần 32.500 người Khmer sinh sống (chiếm 28,56%). Thời gian qua, huyện Long Phú (Sóc Trăng) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó, giúp người dân từng bước vươn lên no ấm, diện mạo các phum sóc, xóm ấp ngày càng khởi sắc.

Trước đây, nguồn thu nhập chính của bà con đồng bào Khmer huyện Long Phú chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do sản xuất kém hiệu quả, giá cả đầu ra các sản phẩm nông sản luôn bấp bênh, nên số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer luôn cao hơn so với các dân tộc anh em trong cộng đồng. Những năm gần đây, nhất là từ khi các Chương trình mục tiêu của Chính phủ được triển khai, đời sống của bà con không ngừng nâng lên.

Bà Thạch Thị Hạnh ở ấp Bưng Long (xã Long Phú-Long Phú), từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Khmer, bà đã đầu tư trồng hành chuyên canh cho thu nhập ổn định. Bà Thạch Thị Hạnh ở ấp Bưng Long (xã Long Phú-Long Phú), từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Khmer, bà đã đầu tư trồng hành chuyên canh cho thu nhập ổn định.

Ông Thạch Thương ngụ tại ấp Tân Lịch, xã Tân Hưng chia sẻ: Gia đình tôi có 16 công đất, nhưng trước đây ở vùng này đường sá đi lại khó khăn, kênh thủy lợi chưa được nạo vét, bản thân tôi cũng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất, nên làm lụng quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Vài năm gần đây, địa phương được đầu tư đồng bộ về giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, nên gia đình tôi đã chuyển đổi mô hình canh tác. Ngoài 2 vụ lúa, tôi còn trồng thêm 2 vụ màu/năm, nên cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Còn chị Sơn Sà Ry ở ấp Kokô, xã Tân Hưng cho biết, trước đây nhà chị có 5 công ruộng nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu, nên cuộc sống gia đình rất vất vả luôn trong diện hộ nghèo. Năm 2008, nhờ được Nhà nước hỗ trợ 2 con bò, cho vay tiền xây chuồng nuôi và được hướng dẫn kỹ thuật, nên hiện đàn bò đã tăng lên 6 con, cho thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Đến nay chị đã xây được căn nhà khang trang trị giá hơn 100 triệu đồng.

Men theo con đường nhựa phẳng lì, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Ương ở ấp Bưng Long (xã Long Phú – Long Phú). Trước đây, gia đình ông Ương thuộc diện nghèo nhất nhì trong xã, giờ ông đã có trong tay 11 con bò, chuộc lại sáu công ruộng, lo cho con cái ăn học đàng hoàng, không còn cảnh chạy ăn từng bữa. Ông Ương khoe với chúng tôi: Lúc trước, thấy gia đình tôi nghèo khó, Nhà nước hỗ trợ cho vay tiền lãi suất thấp mua hai con bò về nuôi. Từ đó, tôi quyết vượt khó, chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo, mỗi năm tích lũy thêm chừng 60 triệu đồng. Cuộc sống giờ khỏe re!

“Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho bà con dân tộc Khmer, gia đình tôi đã được kéo điện, nước miễn phí. Vốn đầu tư sản xuất cũng được xét cho vay với lãi suất thấp. Giờ chỉ còn mỗi việc chăm chỉ làm ăn, áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để vươn lên no ấm”- ông Trần Ương nói.

Ông Huỳnh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Phú cho biết: “Thời gian qua, Long Phú chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, chính sách dành cho đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đáng kể. Cụ thể, thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ từ năm 2010 – 2016 với tổng kinh phí trên 10, 6 tỉ đồng, huyện đã hỗ trợ trực tiếp cho 117.400 khẩu, các chương trình, dự án khác đã đầu tư gần 5 tỉ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Khmer...

Nhờ thụ hưởng những chính sách ưu đãi, cùng với ý thức vươn lên của đồng bào Khmer, nên nhiều hộ đồng bào Khmer mở rộng sản xuất và áp dụng nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao. Đến nay, cuộc sống của đồng bào Khmer Long Phú đã được nâng lên rõ rệt, số hộ nghèo trong đồng bào Khmer đã giảm dần và số hộ khá, giàu liên tục tăng lên. Chỉ tính riêng trong năm 2017, huyện Long Phú có gần 1.000 hộ thoát nghèo, trong đó hộ đồng bào Khmer có gần 400 hộ. Hiện hộ nghèo trong đồng bào Khmer là 1.547 hộ, chiếm tỷ lệ 19,32%”.

“Thời gian qua, việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách đầu tư cho vùng có đông đồng bào Khmer của huyện Long Phú đã giúp đời sống người dân thêm khởi sắc, nhiều phum sóc đổi thay…”-ông Huỳnh Đức khẳng định.

PHƯƠNG NGHI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 9 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 9 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 10 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.