Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Di sản xanh ở buôn làng Tây Nguyên

Tấn Vịnh - 09:51, 29/05/2020

Di sản xanh là một phần di sản của thiên nhiên, tạo nên cảnh quan và môi trường sống cho con người là yếu tố quan trọng hình thành di sản nhân văn - đó là kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở buôn làng Tây Nguyên.

Nếp nhà rông cao vút bên dáng cây cổ thụ
Nếp nhà rông cao vút bên dáng cây cổ thụ

Cây di sản

Cảnh quan, môi trường sinh thái ở các thôn bản vùng cao trước tiên là cánh rừng, con suối, bến nước gắn liền với cổ tích, huyền thoại. Ở làng bản nào cũng tồn tại những cây cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm trở lên, có dáng đẹp, hùng vĩ, gắn liền với văn hóa, lịch sử của vùng đất, tộc người... Đồng bàoTây Nguyên thường không đốn hạ những cây này để lấy gỗ, mà hết sức coi trọng, vì mỗi cây đều ẩn chứa sắc màu huyền thoại.

Trước đây, khi lập làng, đồng bào thường chọn vị trí nào có cây cổ thụ, có con sông dòng suối để chọn điểm làm bến nước. Vị trí lý tưởng nhất là nơi nào có những cây cổ thụ nằm hai bên bờ suối. Hai cây cổ thụ hai bên bờ như những cái trụ tự nhiên vững chắc nhất để đồng bào làm cầu treo qua suối. Đầu cầu treo phía làng cư trú là bến nước, có bóng cây cổ thụ xanh mát, là nơi hẹn hò đôi lứa, nơi bà con gặp gỡ sau một ngày lên nương làm rẫy, nơi nghỉ ngơi thư thái sau giờ lao động mệt mỏi. 

Tây Nguyên vốn rất giàu về di sản xanh. Cây đa làng Ghè, huyện Đăk Cơ (Gia Lai) là cây cổ thụ có gốc vững chắc, tỏa bóng mát, là nơi sinh hoạt lễ hội của bà con trong làng. Buôn làng người Xơ-đăng, Ba Na xung quanh TP. Kon Tum vẫn còn khá nhiều cây cổ thụ, tiêu biểu là cây đa gần cầu treo Kon Klor. Nơi đây có nhà rông đẹp, là địa điểm lý tưởng tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống và các sự kiện giao lưu văn hóa. 

Ở Đăk Lăk có cây long não hơn 100 năm tuổi, được công nhận là Cây di sản và rừng cây cổ thụ trong công viên Biệt điện Bảo Đại như “lá phổi” của thành phố. Ở Buôn Đôn có cây sanh cây si nghìn gốc tạo thành cảnh quan đẹp đã được khai thác du lịch hiệu quả. Cây cổ thụ ở bến nước Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột cũng được công nhận là Cây di sản. Nhờ rừng cây cổ thụ nên giữ được mạch nước dồi dào, phục vụ sinh hoạt của bà con trong buôn. 

Ba cây đa cổ thụ tuyệt đẹp ở xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong (Đăk Nông), lại nằm bên hồ Tà Đùng, rất thuận lợi cho việc thăm quan ngắm cảnh. Các trường học ở thành phố và buôn làng quê ở Tây Nguyên cũng có những cây cổ thụ tỏa bóng mát vừa làm đẹp cho ngôi trường vừa là nơi vui chơi của các em học sinh trong lúc giải lao giữa giờ.

Đưa rừng về làng

Trong nhiều năm qua, công tác định canh định cư, xây dựng nông thôn mới (NTM) được thực hiện trên địa bàn Tây Nguyên, miền núi. Một số buôn làng người Xơ-đăng trên sườn Tây Ngọc Linh được chuyển xuống định cư ở những vị trí thuận lợi về giao thông. Vài làng khác chuyển chỗ ở đến nơi an toàn, chống nguy cơ sạt lở, lũ quét, khu vực bảo vệ của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... Tuy nhiên, do quá trình chuyển cư, chuẩn bị mặt bằng chưa tốt nên một số nơi chưa tận dụng và phát huy hiệu quả “di sản xanh”, nhằm tái tạo cảnh quan và môi trường sống phù hợp với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, nếp sống văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Trong quá trình thực hiện định canh, định cư, xây dựng NTM, cần duy trì và khuyến khích bà con sống gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, khi chọn nơi lập làng mới cần quan tâm đến yếu tố môi trường, chẳng những bảo đảm nguồn nước mà còn có nhiều cây xanh tạo cảnh quan cho buôn làng. Quy hoạch làng mới cần giữ lại những cây cổ thụ đặc trưng làm nên nét duyên dáng, diện mạo của làng bản vùng cao. 

Bên cạnh việc kế thừa vốn “di sản xanh” sẵn có từ rừng đại ngàn cần trồng thêm các loại cây để lấy bóng mát, cây ăn quả, cây lấy gỗ (thay thế khai thác gỗ trong rừng). Nơi có cây cổ thụ có thể bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, tạo sân chơi thoáng mát cho trẻ em. Một số cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi là tài sản của làng, gắn với truyền thuyết, tín ngưỡng nên cần chung tay gìn giữ, bảo vệ, không được đốn hạ và việc làm hết sức cần thiết là lập hồ sơ để công nhận cây di sản.

Giữ gìn “di sản xanh” ở các buôn làng Tây Nguyên là trực tiếp bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học, cái vốn quý nhất của sự sống. Khi thực hiện định cư, xây dựng NTM, chỉnh trang thôn bản bảo tồn, tái tạo cảnh quan, đặc biệt là đối với những loại cây cổ thụ, cây di sản để làm đẹp cho buôn làng, núi rừng.

Giữ gìn “di sản xanh” ở các buôn làng Tây Nguyên là trực tiếp bảo tồn nguồn gien đa dạng sinh học, cái vốn quý nhất của sự sống. Cần chung tay gìn giữ, bảo vệ và việc làm hết sức cần thiết là lập hồ sơ để công nhận cây di sản.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 12 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 12 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 12 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 12 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 12 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 12 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 12 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 12 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 13 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.