Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Cuộc chiến" đẩy lùi hủ tục lạc hậu ở vùng cao Lào Cai

PV - 10:29, 27/02/2020

Để thay đổi tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số, vấn đề quan trọng là phải phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đó là kinh nghiệm quan trọng trong “cuộc chiến” chống hủ tục ở vùng cao Lào Cai…

Phối hợp tuyên truyền xây dựng đời sống mới ở bản Say Sán Phìn, xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Ảnh: dangcongsan.vn
Phối hợp tuyên truyền xây dựng đời sống mới ở bản Say Sán Phìn, xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Ảnh: dangcongsan.vn

Bài học từ những điểm sáng

Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, đoàn thể ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát, Lào Cai) là một trong những điểm sáng về thực hiện công tác này.

Xã Nậm Chạc có 10 thôn, với đa số là đồng bào dân tộc Mông, Dao, Giáy sinh sống. Chị Vùi Thị Xuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết, về việc cưới, người Giáy quan niệm đám cưới càng lớn, thách cưới càng cao,hạnh phúc của đôi trẻ càng bền chặt. Trước đây, nhà gái thách cưới nhà trai 140 kg lợn móc hàm, 28 - 30 đôi gà, 2 chỉ vàng, kiềng đeo cổ bạc, vòng tay bạc, 8 lít rượu, 80 kg gạo tẻ để nấu cơm, 80-100 kg gạo nếp để làm bánh phục vụ đám cưới... Đám cưới được tổ chức linh đình trong nhiều ngày.

Sau đám cưới, nhà trai, nhà gái, vợ chồng trẻ phải vất vả làm việc để trả nợ. Cái vòng nghèo đói luẩn quẩn hết đời này sang đời khác. Thấu hiểu điều đó, chị Xuyến cùng tổ chức hội vận động gia đình, họ hàng không thách cưới cao, khi kết hôn phải đến UBND xã đăng ký, trai gái đủ tuổi mới được kết hôn, không kết hôn cận huyết thống, tổ chức cưới chỉ ăn một bữa chính...

"Lúc đầu, công tác vận động rất khó khăn. Mưa dầm thấm lâu, đến nay, người Giáy trong thôn không còn thách cưới cao, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không có phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương", chị Xuyến cho biết.

Trong việc tang, phong tục từ xa xưa là người Giáy phải để người chết quá 48 tiếng mới đem đi chôn cất. Ngoài ra, người Giáy phải đợi thầy cúng, thầy mo xem ngày, giờ mới được đem đi chôn cất. Những ngày tang lễ, gia đình tổ chức cúng, ăn uống, làng xóm nghỉ việc đến giúp, lễ cúng nhiều lãng phí…

Về việc này, chị Xuyến trăn trở suy nghĩ rồi bàn cùng gia đình, họ hàng với những lý lẽ đơn giản, chân thành: Nếu để như thế sẽ mất nhiều lợn, gà, gạo, rượu, vừa mất người, vừa mất của, dân làng mất công, mất thời gian. Con người có sinh, có tử đó là quy luật vì vậy con cháu làm sao phải hiếu thảo với bố mẹ lúc còn sống, lúc chết thì làm đám ma cho phải đạo, không nên quá xuề xòa, qua loa cũng không nên quá đình đám tốn kém. Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay, người Giáy ở Nậm Chạc không còn để người chết quá 48 tiếng, nếu không chọn được ngày, giờ đẹp sẽ chôn cất trước, làm lễ sau.

Tương tự, tại huyện vùng cao Si Ma Cai, những năm trước, khi có đám tang, thông thường, đồng bào để người chết trong nhà 3-5 ngày, thậm chí 7 ngày mới chôn cất, còn tổ chức "lễ ra nắng" đồng thời mổ trâu bò lợn, gà ăn uống nhiều ngày... ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe và thời gian của gia đình, cộng đồng. Ngoài ra, việc thả rông gia súc gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe, khó khăn cho công tác xây dựng thôn bản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Với sự vào cuộc tích cực của hệ thống Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến cơ sở, đến nay, các thôn, bản tại Si Ma Cai đều được học tập quy định về nếp sống văn minh trong việc tang, không còn tình trạng mời thầy mo thầy cúng về cúng tế, "yểm bùa, trừ tà, bắt ma" hoặc làm nghi lễ có tính chất mê tín, gây lãng phí tiền bạc, thời gian và hoang mang trong nhân dân. Đến nay, việc phúng viếng, đi lễ, trả lễ trong tổ chức đám tang đã được cải tiến nhiều. 100% người chết được đưa vào áo quan, cơ bản không để quá 48 giờ, kèn trống không quá 23 giờ. Tỷ lệ gia đình có nhà vệ sinh, chuồng nhốt gia súc đạt 73,7%, toàn huyện có 5/13 xã đạt tiêu chí nông thôn mới...

Đám cưới của đồng bào dân tộc thiểu số đã dần loại bỏ các hủ tục lạc hậu. Ảnh: baolaocai.vn
Đám cưới của đồng bào dân tộc thiểu số đã dần loại bỏ các hủ tục lạc hậu. Ảnh: baolaocai.vn

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa bỏ hủ tục lạc hậu tại địa phương, năm 2018, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành kế hoạch số 158-KH/TU về tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020. Qua hơn một năm triển khai, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền, vận động cải tạo một số tập quán lạc hậu của các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trong việc cưới, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; bổ sung quy ước, hương ước thôn bản; tổ chức ký cam kết không để con cháu tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, không thách cưới cao. Đặc biệt tăng cường giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Đến nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã từng bước được ngăn chặn, có chiều hướng giảm dần.

Năm 2018, toàn tỉnh có 320 trường hợp tảo hôn, 6 cặp hôn nhân cận huyết thống. Đến năm 2019, địa bàn đã giảm còn 283 trường hợp tảo hôn, 2 cặp kết hôn cận huyết thống. Việc thách cưới trong đồng bào đã giảm, các nghi lễ tổ chức cưới đã được giảm bớt, tiết kiệm.

Về việc tang, các địa phương đặc biệt tranh thủ được lực lượng thầy cúng, thầy mo, người có uy tín trong cộng đồng làm nòng cốt tuyên truyền, vận động nhân dân. Đến nay cơ bản không còn tình trạng mời thầy mo, thầy cúng về cúng tế, “yểm bùa, trừ tà, bắt ma” hoặc làm các nghi lễ có tính chất mê tín, gây lãng phí tiền của, thời gian... Một số dân tộc trước đây còn hủ tục không cho người chết vào áo quan, đến nay, đám tang đã cơ bản thực hiện đúng quy định (cho người chết vào áo quan, không để ở nhà quá 48 giờ, không bắn súng kíp báo hiệu...). Việc tổ chức tang lễ bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, bỏ tập quán chia thịt trong đám tang, chôn cất người chết tập trung nơi quy định.

Một số lễ hội như "Gầu tào", lễ hội cúng rừng "Nào lồng" trong đồng bào dân tộc Mông, lễ hội nhảy lửa, lễ cấp sắc trong đồng bào Dao cũng được điều chỉnh giảm những nội dung còn lạc hậu...

Trong sinh hoạt đời sống, việc tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giúp đồng bào tiếp cận nét văn hóa mới, tiến bộ trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. Qua đó nhận thức của phần lớn đồng bào đã được nâng lên, nhân dân dần thay đổi nếp sống, cách nghĩ. Đến nay, cơ bản đồng bào các dân tộc thiểu số đã tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, sản lượng và giá trị cao vào sản xuất; thực hiện nếp sống văn hoá, ăn, ở hợp vệ sinh. Nhiều thôn, bản đã vận động các hộ làm chuồng trại xa nhà, làm nhà tiêu hợp vệ sinh...

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, thực tế “cuộc chiến” chống hủ tục ở xã vùng cao Lào Cai cho thấy, những tập quán lạc hậu đã ăn sâu trong suy nghĩ, thói quen của đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, những hủ tục đó chỉ có thể đẩy lùi được khi sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân và vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở được phát huy. Khi những hủ tục đã không còn chỗ đứng trong đời sống người dân, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước sẽ là tiền đề thuận lợi để đồng bào có thể vững bước xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Tin tức - Thúy Hồng - 3 phút trước
Ngày 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Đây là một trong những sự kiện nằm trong Tháng hành động HTX.
Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 10 phút trước
Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất đối với người dân, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Triển lãm nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Hoàng Sa và Trường Sa tại Côn Đảo

Triển lãm nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Hoàng Sa và Trường Sa tại Côn Đảo

Tin tức - Doãn Đạt - 16 phút trước
Gần 200 tư liệu, hình ảnh quý về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo trưng bày tại triển lãm, thu hút đông đảo quân, dân huyện đảo tham dự.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ

Tin tức - Lê Hường - 19 phút trước
Ngày 23/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr - Tổ trưởng Tổ đại biểu số 1 tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.
Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 25 phút trước
Ngày 23/4, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và đoàn công tác đã đến thăm, chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Quảng Trị: Trao thiết bị cải thiện tiếp cận dịch vụ công tại vùng DTTS

Quảng Trị: Trao thiết bị cải thiện tiếp cận dịch vụ công tại vùng DTTS

Chính sách dân tộc - Khánh Ngân - 27 phút trước
Ngày 23/4, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với UBND huyện Đakrông (Quảng Trị) tổ chức bàn giao thiết bị cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho một số xã có đồng bào DTTS sinh sống.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.