Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về những ông lang, bà mế

Giang Lam - 23:21, 28/01/2020

Tuyên Quang có 22 dân tộc sinh sống, đa số các dân tộc đều biết sử dụng những cây cỏ quanh mình để chữa bệnh. Với kinh nghiệm truyền đời, những ông lang, bà mế như là một “kho thuốc” góp phần hình thành nên nền tri thức thuốc Nam vô cùng độc đáo.

Nhiều cây thuốc Nam quý hiếm trong tự nhiên đã được đồng bào Dao trồng thành công trong vườn nhà.
Nhiều cây thuốc Nam quý hiếm trong tự nhiên đã được đồng bào Dao trồng thành công trong vườn nhà

Tinh hoa núi rừng

Trong căn nhà sàn nhỏ, bà Triệu Thị Lưu, thôn Bản Nầy, xã Năng Khả (huyện Na Hang) lần dở câu chuyện về nghề lang. Vùng này có nhiều ông lang, bà mế nhưng ít người bám trụ lâu dài với nghề thuốc và gia đình bà Lưu thuộc số ít đó. Bà Lưu sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, cả cha và mẹ đều là người dân tộc Dao. Gia đình bà từng trải qua 3 đời làm thuốc gia truyền chữa bệnh cho dân bản. Vì vậy, ngay từ nhỏ, bà đã sớm theo cha mẹ lên núi hái thuốc.

Hơn 20 năm làm nghề bốc thuốc, trị bệnh ở Bản Nầy, những bài thuốc của bà Lưu được lan truyền từ người này qua người khác, đến nay khắp nơi trong tỉnh và cả tỉnh bạn biết đến và tìm tới bà để chữa bệnh. Bà có những bài thuốc hay như: Ngâm tắm, xoa bóp để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, hay phụ nữ sau sinh cho tới những cây thuốc, vị thuốc quan trọng như cây gió chuyên chữa trị đau xương khớp, cảm mạo, ngộ độc…

Bà Lưu cho biết, nếu như trước đây, một vài tuần, có khi cả tháng mới có dăm ba người tìm tới để lấy thuốc trị bệnh, thì bây giờ cứ đều đặn hằng tháng bà Lưu bán từ 40 - 50 thang thuốc cho khách, với thu nhập lên tới 4 - 5 triệu đồng/tháng; góp phần đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình.

Mế Triệu Thị Lưu, thôn Bản Nầy, xã Năng Khả (Na Hang) đang phơi các vị thuốc Nam của dân tộc Dao.
Mế Triệu Thị Lưu, thôn Bản Nầy, xã Năng Khả (Na Hang) đang phơi các vị thuốc Nam của dân tộc Dao

Chia tay với mế Lưu, chúng tôi tới nhà bà Triệu Thị Tâm, thôn Tân Hoa, xã Bình An (huyện Lâm Bình). Bà Tâm là một bà mế khá nổi tiếng ở huyện, với những bài thuốc gia truyền đặc hiệu trị đau mỏi, thoái hóa xương khớp, sỏi thận, rắn cắn, dạ dày, gan mật.

Ông Nguyễn Quang Thắng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) là một bệnh nhân được mế Tâm chữa trị chia sẻ, ông đã từng quá mệt mỏi bởi hành trình đi chữa bệnh của mình trong nhiều năm vì căn bệnh thoái hóa khớp hành hạ. Đôi chân đau buốt, đi phải có người dìu, thế nhưng, chỉ sau 2 tháng uống thuốc của mế Tâm, đến nay ông đã tự mình đi lại được và có thể giúp các con quét nhà, nấu cơm… Hiện ông vẫn đang duy trì uống thêm thuốc để ổn định hẳn.

Mỗi ông lang, bà mế nơi đây có những bài thuốc khác nhau, nhưng tất cả các bài thuốc đều là sự kết hợp từ các thành phần lấy từ cây cỏ tự nhiên đã đem lại niềm vui cho rất nhiều người khi khỏi bệnh…

Phát huy tinh hoa

Bác sĩ Trần Mai Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang tự hào cho biết: Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang hiện có 2.064 hội viên hoạt động tại 133 chi hội đông y xã, phường, thị trấn. Đến nay, hội đã tập hợp được gần 300 bài thuốc hay, cây thuốc quý của hội viên, các ông lang, bà mế có giá trị chữa bệnh. Mỗi năm, các cấp hội đã khám, điều trị cho trên 500 nghìn lượt người, thực hiện được trên 300 nghìn thủ thuật và sử dụng gần 400 nghìn thang thuốc. Từ đó, góp phần hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Mế Triệu Thị Tâm, Thôn Tân Hoa, xã Bình An (Lâm Bình) cùng con trai đóng gói các thang thuốc gia truyền của gia đình.
Mế Triệu Thị Tâm, Thôn Tân Hoa, xã Bình An (Lâm Bình) cùng con trai đóng gói các thang thuốc gia truyền của gia đình.

Các ông lang, bà mế chủ yếu học nghề cha truyền con nối, với kinh nghiệm chữa bệnh và dùng thuốc dân gian với cây cỏ sẵn có trong thiên nhiên. Qua khảo sát của Hội Đông y tỉnh, tại các khu rừng ở các huyện Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Chiêm Hoá là những khu vực còn tương đối nhiều loại cây, con làm thuốc như: Cây hoàng đàn, huyết giác (mía vượn), thiên thanh quỳ, dây đau xương, cây lá khôi, mộc tặc, ma hoàng, trạch tả, thủy xương bồ, hoàng tinh ngọc trúc, long nha thảo, kim ngân, đỗ trọng Nam, thổ phục linh, kê huyết đằng, nhân trần... Đây chính là nguồn nguyên liệu vô cùng quý cho việc bào chế ra những bài thuốc nam hiệu nghiệm của dân tộc.

Tuy nhiên, nghề bốc thuốc của các ông lang, bà mế bây giờ muốn duy trì và phát triển được không chỉ dừng lại ở việc truyền lại các bài thuốc, cách sử dụng các dược liệu, mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc. Bởi, hiện nay, việc thiếu nguồn dược liệu khiến những người tâm huyết với nghề không khỏi suy nghĩ. Để cải thiện tình trạng này, các ông lang, bà mế trên địa bàn huyện đã đưa những cây thuốc quý hiếm về trồng trong vườn nhà để tìm cách nhân giống.

Đưa chúng tôi ra khu vườn được trồng rất nhiều loại cây thuốc khác nhau như: Kim xương, đơn buốt, gối hạt, trần bì, cúc tần... Mế Triệu Thị Tâm chia sẻ, cây thuốc chữa bệnh của người Dao rất nhiều loại, nhưng tựu chung có 2 loại chính, gồm bồi bổ sức khỏe và trị bệnh. Nhiều loại cây quý hiếm đã được bà và các con nhân giống và trồng.

Trong không khí rộn ràng của một mùa Xuân đang tràn về, hình ảnh các ông lang, bà mế lên rừng lấy từng loại thảo dược, rồi đem về cẩn thận băm, phơi… kết hợp thành những thang thuốc quý, mới thấy được sự tâm huyết, kiên trì của họ. Những bài thuốc chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đã góp phần cùng với ngành Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Khám, chữa bệnh và tư vấn miễn phí cho 40 trẻ bại não

Đắk Lắk: Khám, chữa bệnh và tư vấn miễn phí cho 40 trẻ bại não

Ngày 19/4, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tổ chức chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 2 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.