Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách Hỗ trợ trực tiếp cho học sinh: Nhiều bất cập cần khắc phục

PV - 09:44, 07/09/2018

Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đã được triển khai để giúp học sinh, sinh viên DTTS theo đuổi việc học hành. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì có không ít những bất cập, vướng mắc cần phải tháo gỡ.

Lo bán gạo hỗ trợ!

Năm học 2018-2019 đã bắt đầu; như mọi năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước lại tất bật triển khai các công việc để đưa gạo dự trữ quốc gia đến với học sinh vùng khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Dự kiến đầu năm học này, cả nước có khoảng nửa triệu học sinh sẽ được nhận gạo hỗ trợ, với định mức 15kg/học sinh/tháng.

Theo đánh giá của ông Lê Văn Thời, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, việc hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho học sinh các địa phương vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK không chỉ giúp các em học sinh không bị “đứt bữa” mà còn là điểm tựa giúp các em tiếp tục hành trình đi tìm con chữ.

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh DTTS đang bộc lộ nhiều bất cập. (Ảnh minh họa) Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh DTTS đang bộc lộ nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)

Điều này là hoàn toàn đúng. Chính sách hỗ trợ gạo trực tiếp đã khuyến khích động viên các em học sinh đến trường, tỷ lệ học sinh đến trường và số lượng học sinh chuyên cần tại các trường ngày càng tăng cao. Đồng thời cũng đã góp phần giảm áp lực đáng kể cho nhà trường và các thầy cô giáo trong việc huy động học sinh đến trường và an tâm giảng dạy truyền đạt kiến thức cho học sinh; giảm bớt khó khăn cho gia đình và các cấp chính quyền địa phương trong công tác ổn định, phát triển kinh tế và bảo đảm công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách hỗ trợ trực tiếp đã bộc lộ không ít “lỗ hổng”. Đầu tiên là ở thời gian cấp phát gạo hỗ trợ; với quy định việc cấp phát gạo 2 lần/năm học đã khiến cho số lượng gạo học sinh nhận trong một lần cấp phát quá nhiều.

Việc được nhận quá nhiều gạo trong một lần cấp sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như học sinh nhà gần trường hoặc có chế độ nội trú. Nhưng với những học sinh phải ở trọ nhà dân thì việc bảo quản số lượng hàng chục kg gạo là không hề dễ dàng. Bên cạnh việc lương thực bị ẩm mốc không thể sử dụng được thì tình trạng sau khi nhận gạo hỗ trợ xong, học sinh đem bán cũng đã xảy ra.

Cuối tháng 12/2017, huyện Tương Dương (Nghệ An) gây chú ý của dư luận khi hàng trăm em học sinh DTTS sau khi nhận gạo hỗ trợ đã đem bán. Theo lý giải của đại diện ngành Giáo dục huyện Tương Dương, từ năm 2013, Nghệ An đã thực hiện bỏ loại hình trường Dân tộc nội trú-Trung học phổ thông (DTNT-THPT) ở các huyện miền núi. Trước đây, khi đang còn loại hình trường DTNT-THPT, các chế độ hỗ trợ học tập như gạo, tiền... được nhà trường quản lý chặt chẽ; nhưng nay theo quy định của Nghị định 116/2016/NĐ-CP, cấp phát trực tiếp cho học sinh. Nhưng do một năm cấp 2 kỳ, mỗi kỳ cấp 50kg gạo nên các em gặp khó trong việc bảo quản; nhiều em đã buộc phải đem bán để lấy tiền sử dụng vào mục đích khác.

Nhiều bất cập

Không chỉ việc hỗ trợ gạo theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP có điểm bất cập mà ở nhiều chính sách khác hỗ trợ trực tiếp cho học sinh cũng tồn tại những “lỗ hổng”. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2010-2017 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tại một số địa phương vừa qua đã cho thấy rõ điều đó.

Đầu tiên là phải kể đến chính sách hỗ trợ trang cấp hiện vật (đồ dùng cá nhân) theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, ngày 29/5/2009 của Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau gần 10 năm thực hiện, những định mức quy định tại Thông tư này không còn phù hợp với điều kiện thực tế, Cụ thể: học sinh các trường phổ thông DTNT được trang bị 1 bộ/học sinh/4 năm và hằng năm không được mua bổ sung nên đa số học sinh đều không đủ dùng; mức chi bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể 50.000 đồng/học sinh/năm không đủ để nhà trường xoay xở để sửa chữa, dù chỉ là sửa chữa nhỏ,…

Không những vậy, một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho học sinh còn triệt tiêu động lực thoát nghèo của hộ nghèo. Có thể kể đến chính sách thu, quản lý học phí, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015), mặc dù mức thu học phí đối với trẻ mầm non, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK hiện nay rất thấp (khoảng 2.400 học sinh/tháng), nhưng một số địa phương vẫn không thu được. Một phần do đời sống người dân còn khó khăn, một phần là do nhiều người vẫn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, hiện ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh, chỉ chênh lệch vài chục nghìn đồng là 1 hộ nghèo có thể trở thành cận nghèo. Trong khi đó, đối tượng trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người DTTS là hộ cận nghèo lại không thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập. Chính vì vậy, “thoát nghèo” lại trở thành nỗi lo với nhiều hộ gia đình vì từ đây, con cái họ sẽ không được hỗ trợ chi phí học tập.

Mới đây nhất là Nghị định 06/2018/NĐ-CP, ngày 05/1/2018 về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo. Theo quy định, kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ được thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10, 11; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 2 hoặc 3. Nhưng trên thực tế, rất ít nơi thực hiện kịp thời ngay từ đầu năm học, dẫn đến khó khăn cho các trường trong việc tổ chức ăn trưa cho trẻ.

Mặt khác, quy định để xét duyệt đối tượng được hỗ trợ là phải có sổ hộ khẩu, nhưng thực tế tại khu vực Tây Nguyên, nhiều gia đình DTTS di dân tự do chưa có hộ khẩu, dẫn đến việc con em họ không được thụ hưởng những chính sách này.

Theo báo cáo của Hội đồng Dân tộc, từ năm 2010-2017, Chính phủ đã hỗ trợ khoảng 45.676 tỷ đồng dành cho việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS. Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, học sinh vùng DTTS và miền núi đã có điều kiện học tập tốt hơn. Để chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả hơn nữa thì những bất cập nêu trên cần thiết phải được điều chỉnh, bổ sung, qua đó thúc đẩy phát triển giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 6 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 6 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Sau khi sảy chân tại vòng 33, Liverpool đã tìm lại được chiến thắng sau khi đánh bại Fulham tại vòng 34 Ngoại hạng Anh. Với 3 điểm có được, Liverpool tạm leo lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.