Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách hỗ trợ người có công về nhà ở triển khai chậm: Vẫn là câu chuyện thiếu tiền

PV - 22:01, 30/01/2018

Năm 2013, chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công (NCC) với cách mạng đã được triển khai theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là QĐ 22). Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai, đến nay nhiều hộ gia đình NCC vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ do gặp nhiều vướng mắc.

Đã nghèo lại mang thêm nợ!

Ông Đặng Văn Bài, bệnh binh ¼ ở xóm 4A, xã Ngọc Sơn (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), năm nay đã gần 60 tuổi. Gia cảnh khó khăn, năm 2013, ông vui mừng vì được cán bộ ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) xã Ngọc Sơn thông báo, ông thuộc diện được ngân sách hỗ trợ 40 triệu đồng theo QĐ 22 để dựng nhà mới.

Tin vào khẳng định của cán bộ xã, dù chưa được cầm tiền hỗ trợ nhưng vì căn nhà đã xuống cấp nên ông Bài quyết định đi vay tiền để xây lại căn nhà cho tươm tất. Ông dự định khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước sẽ trả số tiền vay đó.

Chung tay chăm lo cuộc sống cho người có công với cách mạng. Chung tay chăm lo cuộc sống cho người có công với cách mạng.

 

Nhưng chờ mãi, đến nay đã gần 4 năm, số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng theo QĐ 22 vẫn chưa về đến tay ông. Trong khi đó, số tiền vay để xây nhà không thể cứ khất lần mãi.

“Nghe thông báo tôi thuộc diện được hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà nên vợ chồng bàn nhau xây dựng nhà để có chỗ thờ phụng sau khi mất. Giờ nhà xây xong rồi nhưng nợ chưa trả hết vì tiền hỗ trợ của Nhà nước vẫn chẳng thấy đâu”, ông Bài cho biết.

Không chỉ riêng ông Bài mà rất nhiều gia đình có công với cách mạng đang lâm vào cảnh nợ nần vì lỡ vay tiền để xây nhà mới sau khi họ được thông báo được hỗ trợ tiền làm nhà theo QĐ 22.

Bà Nguyễn Thị Lựu, vợ liệt sĩ Nguyễn Đăng Hiếu ở xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội), năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm bởi cả gia đình đang sống trong nợ nần. Bà Lựu cho biết, năm 2013, gia đình được cán bộ phụ trách LĐTB&XH của xã thông báo được hỗ trợ 40 triệu đồng để xây nhà. Tuy chưa nhận được tiền hỗ trợ, nhưng vì ngôi nhà đã xuống cấp nên cả gia đình vẫn quyết định đi vay tiền để làm nhà mới, khi nào nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước sẽ trả sau. Mọi việc sau đó diễn ra theo đúng kế hoạch, gia đình bà Lựu đã có ngôi nhà mới, chỉ có điều chờ mãi tiền hỗ trợ vẫn chưa thấy đâu.

Theo đại diện Phòng LĐTB&XH huyện Đông Anh, thực hiện QĐ 22, toàn huyện có 558 hộ được thụ hưởng, với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng. Hiện đã có 30 hộ đã sửa chữa xong, còn 518 hộ đã hoàn thiện hồ sơ nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Chậm vì thiếu kinh phí

QĐ 22 quy định: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với xây mới nhà ở và phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (cứng nền, khung - tường cứng và mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu 30m², có tuổi thọ từ 10 năm trở lên; hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.

Với “khung” hỗ trợ đó, nếu như ngay từ ban đầu, cơ quan chủ trì Đề án (Bộ Xây dựng) và các địa phương hoạch tính đúng số lượng để cân đối đủ nguồn lực thì chắc hẳn sẽ không để xảy ra tình trạng chủ trương, chính sách thì đúng nhưng khi triển khai lại gặp quá nhiều vướng mắc.

Cụ thể, theo số liệu Ðề án của 63 địa phương sau khi có QĐ 22, số lượng NCC với cách mạng cần được hỗ trợ về nhà ở là 351.493 hộ, trong đó: cần xây dựng mới nhà ở là 164.766 hộ; cần sửa chữa, cải tạo nhà ở là 186.727 hộ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, sau khi rà soát, điều chỉnh, bổ sung thì số lượng đối tượng cần hỗ trợ nhà ở tăng thêm 11.944 hộ.

Do đó, đến hết tháng 9/2016, đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt Ðề án và rà soát, điều chỉnh số NCC với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở, với tổng số hộ cần hỗ trợ là 363.437 hộ, tổng số kinh phí 10.652,8 tỷ đồng. Đến hết tháng 11/2016, 63 tỉnh thành đã hoàn thành hỗ trợ cho 91.302 hộ (trong đó, có 51.064 hộ xây mới và 40.238 hộ sửa chữa, cải tạo).

Với sự tăng vọt về số lượng đối tượng thụ hưởng đã khiến nguồn vốn chi cho Đề án tăng thêm khoảng 8.201,44 tỷ đồng (gấp 4,35 lần so với dự kiến). Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến việc triển khai Đề án không đạt tiến độ đề ra.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở còn lại trong 3 năm tới (2017-2019), tổng kinh phí ngân sách Trung ương cần cấp khoảng 7.300 tỷ đồng, tương ứng mỗi năm cấp khoảng 2.430 tỷ đồng.

Xã hội hóa là lối mở?

Theo ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTB&XH), tình trạng chậm trễ kinh phí hỗ trợ là do ngân sách chưa cấp đủ theo quy định cho nên hầu hết các địa phương đều thực hiện chậm so với yêu cầu. Việc phân bổ ngân sách có nơi không thống nhất, nhiều trường hợp huyện có nhiều hộ cần hỗ trợ thì lại phân bổ ít và ngược lại. Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng thụ hưởng cũng làm cho số hộ được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở tăng lên rất nhiều.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với NCC với cách mạng, đề nghị Bộ LĐTB&XH nhanh chóng hoàn tất việc thẩm định số lượng nhà ở đối với NCC với cách mạng cần hỗ trợ; giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài chính, Xây dựng và cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, theo quy định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với NCC với cách mạng theo QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, khảo sát tại các địa phương, chúng tôi nhận thấy, để Đề án hỗ trợ nhà ở cho NCC được thực hiện đúng lộ trình, hiệu quả thì việc huy động nguồn lực xã hội hóa cũng có vai trò rất quan trọng. Bởi trong điều kiện ngân sách còn quá hạn hẹp thì huy động nguồn lực xã hội sẽ phần nào giải quyết được bài toán: Làm thế nào để bổ sung nguồn để kịp thời hỗ trợ những gia đình gặp khó khăn nhất?

Theo ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An, một giải pháp quan trọng là các địa phương cần tăng cường huy động quỹ Đền ơn đáp nghĩa và các nguồn vốn xã hội hóa để xây mới, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này. Chứng minh điều này, ông Dương đưa ra thông số: Tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ, xây dựng mới cho 92 hộ gia đình có công với cách mạng có nhà ở, với kinh phí 5,98 tỷ đồng và sửa chữa nâng cấp 100 nhà với kinh phí 2,55 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương giao Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức Tọa đàm “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam”.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 1 phút trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.
Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Tin tức - Lê Hường - 3 phút trước
Ngày 18/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024.
Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
Theo lãnh đạo huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vào chiều 18/4, xuất hiện trận mưa đá lớn, kèm theo gió giật nguy hiểm trên địa bàn một số xã như Trà Mai, Trà Linh...
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 9 phút trước
Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 14 phút trước
Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương giao Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức Tọa đàm “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam”.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024

Kinh tế - Thúy Hồng - 21 phút trước
Tối 18/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và Công viên Thống Nhất, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024 (khu vực phía Bắc).
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thời sự - Ngọc Ánh - 09:26, 18/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 09:22, 18/04/2024
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 09:21, 18/04/2024
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 09:19, 18/04/2024
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.