Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các làng Chăm Ninh Thuận mừng đón Katê 2019

Sơn Ngọc - 14:30, 24/09/2019

Về với các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận vào những ngày cuối tháng 9, chúng tôi gặp bà con phấn khởi mừng đón lễ hội Katê 2019. Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động xây dựng khu dân cư xanh- sạch- đẹp, văn nghệ- thể thao chào mừng Katê. Không khí chuẩn bị đón Katê diễn ra nhộn nhịp ở các gia đình, thôn xóm với tinh thần đầm ấm, vui tươi, tiết kiệm, an toàn.

Các làng Chăm Ninh Thuận mừng đón Katê 2019

Hệ thống giao thông vùng đồng bào Chăm được bê tông xi măng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 82 ngàn người Chăm sinh sống tập trung 22 làng thuộc 13 xã, thị trấn trên địa bàn 5 huyện, thành phố. Đây là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất cả nước, còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống. Trong đó, Lễ hội Katê và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2017.

Katê là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tưởng nhớ công ơn tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình và làng xóm an vui, sản xuất nông nghiệp thịnh vượng. Tại các tháp Poklong Garai ở phường Đô Vinh (Phan Rang- Tháp Chàm), Pôrômê ở xã Phước Hữu (Ninh Phước), đền Pô Inư Nưgar ở xã Phước Hữu (Ninh Phước), đền Poklong Chanh ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước) diễn ra các hoạt động theo tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Chăm như cúng mở cửa đền tháp, mặc trang phục cho thần linh, hát múa ngợi ca công lao của các vị thần đối với dân làng…

Ông Lượng Thị, Trưởng Ban phong tục làng Chăm Bỉnh Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc) cho biết vụ Hè Thu năm nay được mùa nên bà con phấn khởi lắm. Chi hội Phụ nữ luyện tập chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục ca múa truyền thống biểu diễn vào tối 27/9 tạo không khí vui tươi vào mùa lễ hội.

Bỉnh Nghĩa hiện có 749 hộ, với trên 3.700 nhân khẩu đồng bào Chăm. Đời sống của người dân địa phương dựa vào nguồn thu nhập từ 262ha ruộng lúa chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh và Sông Trâu. Bà con áp dụng mô hình “1 phải, 5 giảm” canh tác lúa Hè Thu đạt năng suất bình quân 65-70 tạ/ha/vụ. Nông dân địa phương chăn nuôi 2.600 con bò và 1.600 con cừu theo mô hình bán thâm canh. Nhờ chăn nuôi gia súc có sừng kết hợp thâm canh lúa đạt năng suất cao, nhiều nông hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Đồng bào Chăm xã Phước Hậu (Ninh Phước) mua sắm trang phục chuẩn bị đón Katê 2019.
Đồng bào Chăm xã Phước Hậu (Ninh Phước) mua sắm trang phục chuẩn bị đón Katê 2019.

Làng Phú Nhuận là khu dân cư đồng bào Chăm có đời sống kinh tế phát triển của xã NTM Phước Thuận (Ninh Phước). Hệ thống giao thông nông thôn được Nhà nước và Nhân dân cùng làm bê tông hóa tất cả các tuyến đường. Nhà văn hóa xã Phước Thuận được xây dựng khang trang tại thôn Phú Nhuận. Trường TH Phú Nhuận vừa được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 tầng lầu đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào dân tộc Chăm…

Ngày 30/9, Ban Phong tục làng Bàu Trúc sẽ làm lễ mở cửa đền Poklong Chanh tưởng nhớ công lao của ông tổ nghề gốm địa phương. Bàu Trúc nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước trên 36 tỉ đồng xây dựng hệ thống điện, đường, trường học, nhà trưng bày gốm, nhà sinh hoạt văn hóa tạo nên sự khởi sắc làng nghề truyền thống vùng đồng bào Chăm. “Năm nay mùa màng thắng lợi, sản phẩm gốm được thị trường tiêu thụ mạnh, nên bà con mừng đón lễ hội Katê chu đáo lắm”, anh Đàng Chí Quyết, Trưởng Ban quản lý khu phố Bàu Trúc (Phước Dân, Ninh Phước) chia sẻ.

Đến với xã Phước Thái (Ninh Phước), chúng tôi gặp bà con nông dân khẩn trương làm đất xuống giống 770ha lúa vụ mùa 2019. Anh Lưu Văn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thái cho biết toàn xã hiện có 2.516 hộ, với 10.396 người dân sinh sống tại 8 địa bàn khu dân cư, đồng bào dân tộc Chăm chiếm 61,3% dân số. Cấp ủy đảng và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tạo không khí vui tươi trong đời sống nhân dân trong dịp đón mừng Lễ hội Katê 2019. Trong đó có các hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia.

Gặp lại Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Chăm Bàlamôn vừa ra Thủ đô Hà Nội dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX về, tay bắt mặt mừng. Ông phấn khởi chia sẻ niềm vui: “Đồng bào các làng Chăm đón mừng Lễ hội Katê 2019 phấn khởi lắm. Bà con làm ăn thắng lợi, nhiều gia đình xây được nhà ở to đẹp và nuôi dạy con cháu học hành thành đạt. Nhà nước đầu tư xây dựng nhiều trường học mới đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào Chăm. Bà con thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; tình hình an ninh, trật tự thôn xóm được giữ vững…”..

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 12 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.