Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba Tơ (Quảng Ngãi): Sợ mất tiền hỗ trợ, chính quyền xã cho dân dựng nhà trên đất ruộng

PV - 10:34, 03/12/2018

Nhiều gia đình ở xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) phải di dời nhà cửa đến nơi ở khác vì sạt lở núi. Do chưa xây dựng được khu tái định cư (TĐC), nên người dân đã dựng nhà dưới ruộng để ở. Việc dựng nhà dưới ruộng tiềm ẩn rủi ro vì chân đất yếu không đảm bảo độ an toàn, phá vỡ quy hoạch đất sản xuất. Bên cạnh đó, một phần diện tích ruộng không được gieo trồng sẽ dẫn đến thiếu ăn giáp hạt.

Ba Tơ Những ngôi nhà của người dân được xây dựng dưới ruộng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vụ sạt lở núi tháng 11/2017, khiến 12 hộ dân (44 nhân khẩu) ở thôn Kà La, xã Ba Dinh (Ba Tơ) phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Những ngày đầu, các hộ được chính quyền tạo điều kiện đưa về nhà văn hóa thôn để sinh sống. Sau khi mưa lớn đi qua, các hộ vay mượn, dựng chòi tạm trên những đám ruộng của gia đình để ở. Nhưng gần 01 năm qua, vì chờ đợi về khu tái định cư không thấy, các hộ đã dựng nhà ván trên đất ruộng ở.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Trần Trung Triết, huyện đã lập tờ trình xin tỉnh kinh phí đầu tư khẩn cấp khu TĐC cho các hộ dân này, với số tiền khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết quý I/2018 vẫn chưa được tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện. Trong khi đó, những hộ này lại được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà mới, nếu không giải ngân sẽ bị thu hồi vốn. Vì thế, chính quyền đành để người dân làm nhà ngay trên đất ruộng để kịp thời giải ngân tránh bị mất vốn.

Bà Phạm Thị Hoa, một trong 12 hộ dân làm nhà trên đất ruộng vừa dọn về nhà mới ở cho biết: “Khi nhà cũ bên kia suối bị vùi lấp, phải dọn sang bên này suối làm chòi ở. Cán bộ xã bảo phải chờ để làm khu tái định cư, nhưng chờ mãi mà không thấy làm, nên dân tự làm nhà thôi. Hơn nửa năm ở trong chòi bạt, trẻ con và người già đau ốm suốt. Giờ vừa xong cái nhà, dọn về ở khá hơn, nhưng cũng chưa hết lo vì nhà ở trên nền đất rất yếu”.

Ông Phạm Văn Hút hộ dân khác cho biết: Vì không biết phải dựng nhà ở đâu, đất nhà chỉ có đồng ruộng nên phải lấy đất ruộng làm nhà. Sống dưới ruộng, cũng lo lắng khi mưa đến, nền đất ruộng yếu, lún và lầy lội, việc thoát nước mưa cũng gặp khó khăn. “Tôi đã dùng cuốc đào đường mương quanh nhà để nước mưa chảy, không tạo thành vũng nhưng khi mưa lớn thì nước vẫn ngập”.

Ông Phạm Văn Phuy, ở thôn Kà La cho hay, đất sản xuất trong vùng chủ yếu là ruộng bậc thang. Những đám ruộng làm nhà là vùng lõm bằng phẳng, giống như túi chứa nước. Khi mưa lớn, nước từ trên núi cao đổ dồn về đây. Giờ là mùa nắng thì khô ráo, chứ đến mùa mưa, nước sẽ vây quanh, không có lối đi về.

Cánh đồng Kà La, có 12 hộ dân dựng nhà để ở chỉ cách một con suối. Đây là đất ruộng nên hạ tầng thiết yếu như điện, đường, hệ thống nước sinh hoạt đều không có, vì vậy cuộc sống của người dân rất khó khăn. Hằng ngày, người dân phải đi bộ ra suối Kà La lấy nước về dùng. Gia đình nào có tiền thì mua nước bình để nấu cơm và uống.

“Không có nước sạch và giếng đào, nên tôi chỉ có thể lấy nước suối ở con suối dọc thôn Kà La sử dụng cho sinh hoạt, còn điện thì tự đi xin kéo về dùng”, ông Hút nói.

Không chỉ khó khăn về điều kiện sinh hoạt và không đảm bảo an toàn, việc dựng nhà trên đất ruộng khiến cho các hộ đang thiếu đất sản xuất gieo trồng. Chị Phạm Thị Vy kể: Xã bảo chờ xây dựng khu TĐC, nhưng chờ mãi không thấy. Sau đó, cán bộ xuống nói với dân, ai có đất ruộng thì làm trên ruộng, có rẫy keo thì đốn keo mà làm nhà cho kịp, chứ không thì không được hỗ trợ 50 triệu đồng nữa. Nghe thế, ai cũng lo lắng, nên đành phải dựng nhà dưới ruộng. “Nhà mình có một mảnh ruộng, nay làm nhà xong thì không còn ruộng để làm lúa nữa, lấy gì mà ăn đây”.

Việc bố trí cho người dân có chỗ ở an toàn là điều cần thiết. Nhưng giải quyết tình thế theo cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, bao khó khăn trong cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây xem ra vẫn chưa dừng lại... Thiết nghĩ, thời gian tới, Chính quyền địa phương cần có các giải pháp khác để người dân ổn định lâu dài, bền vững.

PHƯƠNG TRANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 9 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 14 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.